HomeDinh dưỡng cho trẻ

Kinh nghiệm cho bé ăn váng sữa và sữa chua đúng cách

Like Tweet Pin it Share Share Email

Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn, do đó chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa và sữa chua sau 6 tháng tuổi. Về liều lượng và thời điểm ăn cũng cần phải khoa học và hợp lý. Sau đây các bác sĩ dinh dưỡng trẻ em sẽ tư vấn cách cho bé dùng váng sữa và sữa chua đúng cách, mời các bậc cha mẹ tham khảo.

Váng sữa có tên tiếng Anh là “cream” nhưng không phải loại kem lạnh thông thường, mà là một chế phẩm sản xuất từ sữa tươi. Khi đưa sữa tươi vào máy ly tâm, lớp dưới cùng là bơ, lớp tiếp theo được tách ra váng sữa. 100kg sữa tươi mới sản xuất ra 1,25kg váng sữa. Nói vậy để biết, váng sữa thực sự rất hiếm và ít ỏi.

Trong khi đó, nhiều loại váng sữa nhập khẩu từ Đức, Pháp… lại có thành phần chủ đạo là “sữa nguyên chất”, “sữa nguyên kem”, hoặc ghi chung chung là sữa… Tỉ lệ sữa nguyên kem trong một hộp “váng sữa” chiếm phổ biến 50-60%, thậm chí có loại lên đến gần 90% là sữa. Ngoài ra, các thành phần khác gồm hương liệu, chất tạo màu, bột ngũ cốc, đường, chất tạo đông…

cho trẻ ăn váng sữa đúng cách 1

Theo các chuyên gia ngành sữa, với tỉ lệ thành phần như vậy không thể gọi là váng sữa Có thể nhà sản xuất vẫn trộn một lượng cream nhưng không phải thành phần chính. Phó giám đốc một công ty chuyên phân phối váng sữa nhập cho biết “váng sữa” là tên gọi Việt hóa. Nếu gọi tên theo đúng quy trình sản xuất váng sữa từ 100kg sữa tươi mới ra 1,25kg váng sữa thì đúng là phần nhiều váng sữa nhập khẩu không phải là váng sữa.

Về chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, bác sĩ cho hay, 6 tháng đầu hoàn toàn cho trẻ bú sữa mẹ. Sau 6 tháng sẽ cho ăn dặm với bột ngọt, bột mặn và các thực phẩm an toàn khác.

Các loại váng sữa cho bé có trên thị trường

Trên thực tế, váng sữa có rất nhiều loại và với những loại nguyên chất (có hàm lượng chất béo cực cao, dạng lỏng) thì chỉ nên dùng để pha chế vào thức ăn với số lượng ít, không nên cho trẻ ăn trực tiếp.

Còn với váng sữa dành cho trẻ em thì thành phần sẽ thường gồm sữa nguyên kem, kem, đường, tinh bột biến tính, sữa bột tách kem và tuỳ vào từng nhà sản xuất mà sẽ bổ sung thêm quả phỉ, can-xi, hương vị… với chứng nhận của Bộ Y tế là thực phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng để trẻ phát triển khoẻ mạnh.

Về mặt cảm quan, món ăn này sẽ có 2 lớp, phần váng (màu vàng) và phần kem (màu trắng) trong đó phần váng mang lại giá trị dinh dưỡng còn phần kem là làm cho món ăn trở nên thơm ngon và giúp trẻ dễ ăn hơn. Và thường thì phần váng (màu vàng) càng nhiều thì khả năng giữ nguyên khuôn khi đổ sản phẩm ra càng cao.

“Phần váng mới là phần mang lại giá trị dinh dưỡng, phần kem là là phần làm cho mùi vị thơm ngon và dễ ăn hơn. Như vậy, đã là váng sữa thì phần váng (màu vàng) phải nhiều hơn kem (phần màu trắng)”, chuyên gia dinh dưỡng trẻ em cho biết.

Về giá trị dinh dưỡng, do là lớp váng tách ra từ sữa tươi (100kg sữa tươi cho 1,2kg váng sữa) nên đạm, béo, năng lượng là thành phần chính trong váng sữa. Ngoài ra là các vitamin và khoáng chất như B12, B2, can-xi….

Khi nào nên cho trẻ ăn váng sữa?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các bà mẹ nên cho trẻ sử dụng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng để bé có thể hấp thụ những dưỡng chất tốt nhất có trong sữa mẹ. Có nhiều trường hợp, các bà mẹ sợ con thiếu chất nên cho con ăn dặm sớm, tuy nhiên hệ tiêu hoá của bé dưới 6 tháng tuổi chưa phát triển hoàn chỉnh để tiếp nhận và tiêu hoá các sản phẩm mới. Do vậy, bé dễ bị rối loạn tiêu hoá vì ăn bổ sung không đúng thời điểm. Theo đó, thời điểm bé có thể bắt đầu sử dụng váng sữa hay các sản phẩm ăn dặm khác là từ 6 tháng tuổi.

Liều lượng váng sữa với trẻ trong 1 ngày thế nào là hợp lý?

Là một chế phẩm từ sữa, váng sữa là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng nên có thể sử dụng ăn hàng ngày cho mọi lứa tuổi. Đối với trẻ nhỏ, nguyên tắc khi cho bé mới bắt đầu ăn là phải cho ăn từ ít đến nhiều, thông thường liều lượng thích hợp cho bé có thể như sau:

– Từ 6-12 tháng: 20g – 55g/ngày (tương đương với 1/3 đến 1 hộp)

– Từ 1-2 tuổi: 55g – 70g/ngày.

– Trên 2 tuổi: 55g -110g/ngày.

Tuy nhiên, cũng tùy vào cân nặng và khả năng hấp thu của mỗi trẻ khác nhau mà mẹ có thể điều chỉnh liều lượng ít hoặc nhiều để phù hợp cho bé.

Đối với những bé bị dị ứng với sữa hay thiếu men hấp thu sữa, khi ăn váng sữa các mẹ cũng nên chú ý. Khi cho trẻ ăn, các mẹ cũng chú ý cho ăn dần dần từng ít một. Nếu có hiện tượng đau bụng thì có thể cho ngưng sử dụng váng sữa và nên tư vấn Bác sỹ dinh dưỡng.

cho trẻ ăn váng sữa đúng cách 2

Thời điểm nào trong ngày thích hợp nhất để sử dụng váng sữa?

Là một thực phẩm bổ sung dinh dưỡng nên có thể sử dụng bất kể thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, để tránh trường hợp bé bị nôn trớ, các mẹ có thể cho bé ăn sau bữa ăn chính khoảng 1h để bé không bị quá no.

Bé bị đau bụng, tiêu chảy có ăn được váng sữa không?

Khi bé bị đau bụng hay tiêu chảy là lúc hệ tiêu hoá đang bị tổn thương, do đó các mẹ cần phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn trong thực đơn hàng ngày của bác sỹ cho đến khi khỏi bệnh. Không nên sử dụng váng sữa trong giai đoạn này.

Được biết váng sữa có vị béo ngậy, nên nhiều mẹ khi cho bé ăn đã trộn với các thực phẩm khác như hoa quả hoặc sữa chua để bé có thể ăn dễ dàng hơn. Theo chuyên gia, váng sữa có thể trộn được với các loại thực phẩm này?

Việc trộn váng sữa với hoa quả hay sữa chua thì hoàn toàn không có phản ứng gì xảy ra. Tuy nhiên, các mẹ không nên trộn lẫn váng sữa với các loại thực phẩm khác vì có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa, gây đầy bụng, khó tiêu cho bé.

Đối với sữa chua

Sữa chua có vị ngọt mát và nhiều hương vị trái cây: chuối, đào, dâu…Sữa chua cung cấp vi khuẩn có lợi, tạo sự cân bằng cho vi khuẩn có lợi, tạo sự cân bằng cho vi khuẩn trong đường ruột , giảm vi khuẩn có hại.

Giúp bé ăn ngon miệng: vitamin B trong sữa chua kích thích vị giác, tăng cảm giác ngon miêng với trẻ nhỏ, sữa chua có tác dụng tiêu hóa đường lactose giúp trẻ dung nạp thức ăn tốt hơn.

Tăng cường hệ miễn dịch. Giúp hạn chế bệnh về hô hấp liên quan đến vi-rút, ngoài ra sữa chua Gervais còn cung cấp vi khuẩn có lợi giúp ngăn ngừa chứng viêm loét dạ dày.

Các mẹ nên cho trẻ ăn sữa chua sau 6 tháng tuổi.

Kinh nghiệm cho bé ăn váng sữa như thế nào là hợp lý?

(Mẹ bé Heo): Các mẹ ơi, em được biết váng sữa là một thành phần quí báu được lấy ra từ sữa: trong 100 ml sữa chỉ lấy được khoảng 3% váng sữa thôi. Thành phần dinh dưỡng thì khỏi phải bàn luôn, váng sữa rất tốt cho trẻ em vì có nguồn chất béo từ sữa, bao gồm cả các axit béo bão hòa và chưa bão hòa, tốt cho sức khỏe và giàu năng lượng. Thêm nữa còn bổ sung canxi và các vitamin cho bé. Váng sữa, cũng như những thực phẩm khác, cần được đưa vào khẩu phần ăn của bé một cách hợp lý.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi đấy các mẹ ơi. Váng sữa cung cấp các chất dinh dưỡng và năng lượng cao nên sẽ tốt cho trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng. Như vậy thì một ngày mình nên cho bé ăn bao nhiu váng sữa là hợp lý vậy các mẹ? Khi mua váng sữa thì mình nên chú ý những tiêu chuẩn nào?

(Mẹ bé Mimi): Mình đang cho bé ăn váng sữa hàng ngày. Điều mình quan tâm khi mua váng sữa là: nguồn gốc rõ ràng. được chứng nhận an toàn thực phẩm. đặc biệt là không có chất bảo quản.

(Mẹ bé Susu): Hồi mình còn ở Việt Nam, thấy mọi người hay nói cho con ăn váng sữa, thật sự mình không biết nó là gì vì lúc đó chưa có con. Đến khi lấy chồng, qua Pháp sinh sống và có con thì mới để ý và tìm hiểu xem mua váng sữa ở đâu cho con ăn, vì mọi người ở VN ca ngợi váng sữa lắm, như là một nguồn dinh dưỡng thiết yêu cho trẻ em vậy. Mà cũng thấy nhiều người quảng cáo váng sữa của Pháp, nên nghĩ mình ở Pháp chẳng nhẽ không tìm hiểu để mua cho con ăn.

Nhưng hỏi tất cả các bà mẹ bên đây đều không biết váng sữa là cái gì, vào siêu thị mô tả bọn nhân viên siêu thị cũng không biết. Cuối cùng lần mò tìm hiểu, thì ra đó là một loại đồ ăn tráng miệng, luôn nằm trong black list cho trẻ em, không lần nào đi check up mà bác sĩ không dặn dò là hạn chế cho con ăn mấy thứ đó nhé, quá nhiều đường, quá nhiều fat, ….. mà con mình đâu phải to béo gì cho cam, 1 tuổi có 8kg5 thôi, nhưng cái chính là đường đó, fat đó ko có lợi cho sức khỏe.

(Mẹ bé Panda): Mình thì lại nghĩ khác. Trước hết là về thể chất và điều kiện sống (về mặt khí hậu, thỗ nhưỡng,…) của mỗi vùng là khác biệt. Vì thế mà có những thức ăn/uống phù hợp với từng quốc gia riêng biệt và thậm chí khác biệt ở mỗi thành phố/vùng trong 1 quốc gia nữa. Chính vì vậy mà cũng không thể nói cách nuôi con ở Pháp hay các nước phát triển hơn là tốt hơn hoàn toàn cách nuôi con ở Châu Á hay tính riêng là Việt Nam được.

Với sự phát triển như hiện nay thì ngay cả sữa uống cũng đã có hàng trăm loại dành cho bé rồi, cũng từ Pháp, từ Mỹ nhưng nhiều khi hàng Việt Nam các bé lại uống hợp khẩu vị và kích thích ăn/phát triển mau lớn hơn. Mình cũng chưa được biết rõ nguồn thông tin như bạn đã nêu nhưng theo ý kiến của mình, trừ phi sản phẩm không bị cấm chính thức theo tổ chức y tế thế giới… thì mới chắc chắn là hoàn toàn không thể dùng được.

Share on Facebook0Pin on Pinterest0Share on Google+0

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *