HomeDinh dưỡng cho trẻ

Trẻ bị dị ứng sữa bột công thức – Nguyên nhân, dấu hiệu và dinh dưỡng thay thế

Like Tweet Pin it Share Share Email

Các mẹ có con nhỏ đang ở độ tuổi sơ sinh (dưới 1 tuổi) đã biết về chứng dị ứng đạm sữa bò có trong sữa bột công thức chưa. Nếu chưa thì các mẹ cùng tìm hiểu nhé. Chứng dị ứng đạm sữa bò không phải là 1 chứng bệnh nguy hiểm, các mẹ có thể thay thế bằng các nguồn dinh dưỡng khác như sữa dê (nếu sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ)

Một trong những dị ứng phổ biến nhất của trẻ sơ sinh là dị ứng với sữa bò mà sữa bò là thành phần chiếm nhiều nhất trong công thức của sữa bột. Và thật không may là khoảng 50% bé dị ứng với sữa bò cũng dị ứng với đối tác của nó là sữa đậu nành. Tin tốt là chỉ khoảng 2-3% trẻ sơ sinh dị ứng với sữa bò trong mọi trường hợp. Bé của bạn sẽ không còn dị ứng nữa khi được 2 hoặc 3 tuổi.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh dị ứng sữa bột

Dị ứng là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể lên một vật thể lạ (trong trường hợp này là các protein trong sữa). Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bé sẽ tấn công các protein trong sữa, “thấy” nó như là một vật thể lạ cần phải được tiêu diệt và vì vậy gây nên phản ứng dị ứng. Tương tự thế cơ thể bé cũng sẽ không thể hấp thu các protein có trong sữa bột công thức, đi kèm theo sẽ là phản ứng dị ứng, nên bé có thể bị thiếu dinh dưỡng. Tùy thuộc vào những biểu hiện của dị ứng mà ta xác định mức độ nghiêm trọng của phản ứng.

Di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trẻ sơ sinh dị ứng với sữa bột công thức. Nếu mẹ hoặc cha đã từng dị ứng với sữa bột (hoặc sữa bò) lúc còn bé thì có khoảng 50-80% cơ hội con của họ sẽ thừa hưởng những biểu hiện tương tự. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có ít nguy cơ phát triển những dị ứng với sữa bò hơn là trẻ được nuôi bằng sữa bột công thức. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không sao lí giải nổi tại sao một số trẻ dị ứng sữa còn số khác thì không.

trẻ bị dị ứng đạm sữa bò 1

7 dấu hiệu, triệu chứng trẻ bị dị ứng sữa bột công thức

Các bác sĩ nhi khoa hàng đầu thế giới đưa ra 7 dấu hiệu cho thấy bé của bạn có thể bị dị ứng sữa bột công thức như sau:

1. Dấu hiệu bé bị dị ứng sữa bột công thức thứ nhất là tiêu chảy

Tiêu chảy là phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên (trung bình 2 đến 4 lần một ngày trong vòng hơn một tuần) và/hoặc có máu trong tã thì đó là dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa bột công thức.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bột công thức thứ 2 là trẻ bị nôn mửa

Trẻ sơ sinh thường nôn một ít thực phẩm khi ăn nhưng nếu bé của bạn nôn ngoài giờ ăn thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ. Triệu chứng trào ngược, thể hiện bởi hiện tượng nôn và khó nuốt, có thể là biểu hiện của những triệu chứng dị ứng.

3. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bột công thức thứ 3 là da trẻ nổi mẫn đỏ vùng quanh miệng và vùng mặt sau khi uống sữa

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẫn đỏ trên da trẻ sơ sinh làm da trông giống như bị sưng phòng hay phát ban. Một trong những nguyên nhân có thể là do dị ứng sữa bột công thức nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm với một số triệu chứng khác.

4. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bột công thức thứ 4 là: Bé cáu gắt bất thường

Trẻ sơ sinh thường quấy khóc nhưng sẽ là bất thường nếu trẻ khóc kéo dài. Khi không có lí do rõ ràng, trẻ khóc thường được cho là do đau bụng. Đôi khi trẻ cực kì quấy khóc là do đau bao tử gây ra bởi dị ứng protein trong sữa bột công thức.

5. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bột công thức thứ 5 là: Trẻ đánh rắm, xì hơi

Tất cả trẻ sơ sinh đều thường “xì hơi” tuy nhiên nếu trẻ đánh rắm thường xuyên kèm theo những triệu chứng khác thì đó có thể là dấu hiệu của dị ứng với protein trong sữa.

6. Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa bột công thức thứ sáu là: Trẻ có vấn đề về hô hấp

Cảm lạnh là thông thường với các bé sơ sinh nhưng khò khè, khó thở, có đờm trong mũi và cổ họng có thể là những biểu hiện của phản ứng với protein trong sữa.

7. Dấu hiệu thứ 7: Cân nặng của trẻ giảm hoặc không tăng cân

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ tăng gấp đôi cân nặng khi được 6 tháng tuổi và tăng gấp 3 khi được 12 tháng tuổi. Nhưng khi bé không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng mà bé cần do tiêu chảy và nôn mửa quá nhiều thì tất nhiên bé sẽ rất chậm lớn.

trẻ bị dị ứng đạm sữa bò 2

Xử trí khi trẻ dị ứng sữa bột công thức

Có vài lựa chọn nếu chẳng may bé của bạn dị ứng với sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò. Lựa chọn đầu tiên là sữa bột có nguồn gốc từ sữa đâu nành. Tuy nhiên như đã đề cập ở trên 50% bé dị ứng với protein trong sữa bò cũng sẽ dị ứng với sữa đậu nành nên có thể cân nhắc hai lựa cho sau cho bé:

Dùng loại sữa bột công thức đã qua xử lí protein. Loại sữa này chứa các protein đã bị cắt ngắn mạch phân tử nên ít gây dị ứng như những protein thông thường. Hầu hết trẻ sơ sinh bị dị ứng với sữa bột thông thường đều có thể dùng sữa đã qua xử lí tuy vậy vẫn không loại trừ trường hợp trẻ vẫn có dấu hiệu dị ứng với sữa mới.

Dùng loại sữa bột công thức chứa các amino axít. Loại sữa này được xem là chứa các protein ở dạng đơn giản nhất vì các amino axít là đơn vị cơ bản để tạo nên protein. Đây là loại được đề nghị nếu trẻ vẫn có dấu hiệu bị dị ứng sau khi dùng sữa đã qua xử lí protein.

Nếu bé giảm dị ứng với một loại sữa bột công thức mới bạn nên tiếp tục cho bé dùng loại này cho đến khi bé được một tuổi, khi đó bạn có thể thêm dần sữa bò vào chế độ dinh dưỡng cho bé.

Thực trạng dị ứng đạm sữa bò có trong sữa công thức ở Việt Nam

Nguồn gốc của dị ứng đạm sữa bò là do hệ miễn dịch của trẻ nhận diện sai lầm đạm trong sữa bò là một chất có hại và cố gắng bảo vệ cơ thể bằng cách “đánh lại” các chất đạm này, gây ra tình trạng dị ứng và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa của trẻ.

Sau khi trẻ uống sữa bò, những triệu chứng của dị ứng có thể xuất hiện trong vòng 2 đến 48 giờ hoặc trễ hơn.

Những triệu chứng xảy ra sớm sau khi uống sữa ở trẻ bị dị ứng đạm sữa bò gồm có: khó thở, sưng môi, lưỡi và mặt, phát ban, mề đay, mẫn ngứa hoặc đỏ, chàm, tiêu chảy và nôn ói. Hoặc các triệu chứng muộn như là sổ mũi, ho mạn tính, thở khò khè, đau dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản, tiêu phân máu…

Vì các biểu hiện của dị ứng đạm sữa bò tương đồng với các bệnh thông thường hay gặp ở trẻ nên ba mẹ thường hay cho bé uống các loại thuốc không kê toa như thuốc cảm cúm, thuốc cầm tiêu chảy và thậm chí cả kháng sinh mà không biết rằng chỉ cần thay đổi sữa cho trẻ là giải quyết được vấn đề của trẻ. Ba mẹ nên ghi nhận lại những triệu chứng & thời điểm mà trẻ mắc phải để cung cấp cho bác sĩ có được những chẩn đoán chính xác nhất.

Theo các hướng dẫn của các tổ chức uy tín trên thế giới như Hiệp hội Nhi khoa, Tiêu hóa, Gan và Dinh dưỡng Châu Âu (ESPGHAN) và Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ (AAP), Hội Nhi Khoa Việt Nam đã cùng các chuyên gia y tế nhi khoa xem xét và đưa ra những cập nhật cũng như hướng dẫn xử trí dinh dưỡng dị ứng đạm sữa bò tại Việt Nam như sau:

– Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò dưới 12 tháng tuổi, nếu không có điều kiện được bú mẹ thì hoàn toàn tránh đạm sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò ra khỏi chế độ ăn, cho trẻ sử dụng sữa công thức chứa đạm thủy phân toàn phân toàn phần từ 2 đến 4 tuần. Nếu sau thời gian trên tình hình của trẻ được cải thiện thì cho trẻ thử lại sữa công thức thông thường từ đạm sữa bò.Nếu trẻ xuất hiện lại triệu chứng dị ứng sữa bò thì tiếp tục duy trì công thức sữa thủy phân toàn phần ít nhất 6 tháng đến 12 tháng.

Sữa công thức chứa đạm thủy phân toàn phần đã được các tổ chức nhi khoa uy tính trên thế giới cũng như Hội nhi khoa Việt Nam đề nghị sử dụng cho điều trị dị ứng đạm sữa bò trong thời gian dài. Sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt chứa đạm thủy phân toàn phần cần chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, chứa hàm lượng đúng DHA (17mg/100kcal) và ARA (34mg/100kcal) cho sự phát triển của não bộ, thị lực và hệ miễn dịch.

Thông thường, khi trẻ được 1 tuổi (hoặc có thể thay đổi tùy vào chẩn đoán của bác sĩ), bác sĩ sẽ cho trẻ thử dùng lại các sản phẩm dinh dưỡng thông thường có chứa đạm sữa bò nguyên vẹn. Điều này phải được thực hiện kỹ lưỡng dưới sự theo dõi của bác sĩ để đảm bảo xử trí kịp thời nếu tình trạng dị ứng vẫn còn. Nếu không có phản ứng nào xảy ra, trẻ có thể bắt đầu lại chế độ ăn bình thường với sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò.

trẻ bị dị ứng đạm sữa bò 3

Dinh dưỡng thay thế cho trẻ sơ sinh khi trẻ bị dị ứng sữa bò

(Mẹ bé Mika):

Con em sắp được 6 tháng, bé bị dị ứng sữa bò, ăn vào là bị tiêu lỏng, nổi mẩn, quấy khóc. Hiện tại bé đang uống sữa dê – Kabrita và ăn bột ăn dặm sữa dê – Mamako. (trộm vía là ổn). Ngày bé bú khoảng 900ml sữa ( 5 cữ sữa x 180ml) và 100 ml bột – bé có vẻ rất thích ăn bột lúc nào cũng đòi thêm nhưng em chỉ cho ăn như vậy thôi( kèm 2 muỗng dầu oliu) ( trộm vía con)

Bé sắp 6 tháng, em rất muốn con em có thể sử dụng các loại như sữa chua, phô mai và bánh ăn dặm ( vì bé rất thích cầm bánh bỏ vào miệng cũng là để tập nhai cho con) nhưng mà các chế phẩm này đều làm từ sữa bò. Em thật sự rất lo và buồn vì bé cũng thiệt thòi so với các bé khác nên muốn hỏi các mẹ có con bị dị ứng sữa bò giống em, có kinh nghiệm nào để lại giúp em như các sản phẩm nào thì bé bị dị ứng sữa bò dùng không sao.

(Mẹ bé Bắp Cải):

Con nhà mình cũng có cơ địa dị ứng (bị viêm da cơ địa dị ứng) nên cũng bị dị ứng sữa bò. Uống sữa công thức từ sữa bò vào là trớ hết ra luôn, rồi người bị nổi mề đay. Hôm vừa rùi mình thử lại cho bé, cho ăn 1 ít sữa chua, có chút xíu bé bằng hạt ngô thôi, bé vừa nuốt vào 1 cái là nôn trớ sạch, nôn hết cả bột ăn trước đó 1,5 giờ. Mình sợ quá lại không dám cho bé thử nữa. Chắc phải đợi đến lúc 1 tuổi mới dám cho bé thử lại.

Thật sự là mình cũng rất đau đầu về vụ sữa cho con. Thương con vì không được hưởng các sản phẩm tốt từ sữa. Vì thế, giờ con mình hơn 7 tháng rồi mà mình vẫn kiên trì cho con bú mẹ và vắt sữa hàng ngày để ở nhà cho con uống. Ăn dặm thì ăn bột mặn ngày 3 bữa có đủ 4 nhóm thực phẩm và ăn thêm hoa quả.

Ngoài ra, con không được ăn gì từ các sản phẩm có chứa sữa cả, thật là 1 sự thiệt thòi lớn cho con. Có lẽ, chúng ta nên nghĩ thoáng hơn bạn ạ, ngày xưa chúng ta cũng được bố mẹ nuôi nấng mà đâu cần sữa, bơ, váng sữa gì đâu. Mà chúng ta vẫn phát triển tốt đấy thôi. Vì vậy, chúng ta phải kiên trì nuôi con cho con khỏe và mau hết dị ứng. Phải cố gắng, kiên trì từng ngày, từng ngày…

(Mẹ bé Tommy):

Bé nhà em gần 2 tháng tuổi cũng bị đi tiêu chảy xét nghiệm thấy hồng cầu, đi khám tư, bác sĩ kêu là bị dị ứng sữa bò nên chuyển sang Pregestimil. Nhưng uống sữa này vào mà bé vẫn bị tiêu chảy có chất nhày và bọt. Ngoài ra, bé không bị nổi mề đay. Bé vẫn lên cân đều đều. Trước đây bé uống Similac IQ. VẬy không biết là bé bị gì nữa. Nếu uống hết hộp Pregestimil mà bé không đỡ chắc em phải bế bé vào Nhi Đồng khám thôi . Có chị nào bị trường hợp giống em không ạ?

(Mẹ bé Su):

Con nhà mình cũng bị dị ứng sữa bò. Uống Nan cũng bị nổi nốt. Trước đấy toàn ép cho uống các loại sữa công thức nhưng con khóc và nôn nhiều, lại còi nữa. Mới đây mình mới mua được sữa Aptamil HA 2 cho con. May mà con ăn không khóc. Do sữa Aptamil HA 2 hiếm và đắt nên mình đã mua dự trữ những 8 hộp HA 2 vì sữa này không thấy bán ở VN, mà đặt thì giá cao quá. Hi vọng con sẽ hấp thụ và phát triển tốt.

Mẹ bé Kẹo chia sẻ giải pháp chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị dị ứng sữa bò:

Con mình cũng bị dị ứng sữa bò cho tới khi được 13 tháng tuổi, lúc nhỏ đưa đi bác sĩ khám thì họ khuyên dùng soy milk có tên là Similac Isomil Advance Soy Formula with Iron hoặc Similac Alimentum Advance Protein Hydrolysate Formula with Iron (ở trên hộp sữa có ghi dòng chữ hypoallergenic formula). May mắn thay là mình có đủ sữa mẹ nên không phải dùng loại này. Đây là loại sữa đặc biệt nên giá cả đắt và không biết ở VN có bán không. Pregestamil, Alimentum và Nutramigen là dòng sữa chuyên dùng cho trẻ bị dị ứng nên mua bất cứ loại nào trong 3 loại kể trên đều dùng được. Nếu được thì tốt nhất là cho bé bú sữa mẹ nhưng mẹ cũng phải kiêng ăn những sản phẩm làm từ sữa bò. Chúc bạn sớm tìm được giải pháp vì mình đã trải qua giai đoạn này rồi nên nghĩ lại thấy vẫn còn ngán.

Mẹ bé Chippi tư vấn sữa cho trẻ bị dị ứng sữa bò

Đối với các bé bị dị ứng đạm sữa bò mình nghĩ các mẹ không nên quá lo lắng đâu, giờ khoa học hiện đại nên mọi thứ đều có cách giải quyết, các mẹ có con bị dị ứng cứ tìm hiểu thử loại sữa dành riêng cho bé dị ứng nha.

Theo mình tìm hiểu về đạm thủy phân và sự ảnh hưởng đạm với bé thì thành phần đạm trong sữa khó hấp thu đối với mức độ tăng trưởng hệ tiêu hóa của bé. Thành phần sữa khó hấp thu có thể do cấu trúc protein lớn, cần nhiều thời gian để phân giải trước khi được hấp thu. Có thể trong sữa bé uống có thể chứa đạm hoàn toàn chưa được thủy phân (đạm protein chưa được cắt nhỏ nên mất nhiều thời gian để có thể tiêu hóa và hấp thu)

Các mẹ có con bị dị ứng có thể cho cháu dùng sữa Nutramigen vì sữa này là một sản phẩm không thể thiếu đối với trẻ nhỏ và là dinh dưỡng tốt cho trẻ do nó cung cấp đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng. Lúc trước trẻ dị ứng với đạm sữa bò thì rất lo vì không biết thay thế sữa cho con bằng cách nào nay sữa Nutramigen loại bỏ casein ra khỏi sữa cho trẻ bằng cách thuỷ phân đạm có hiệu quả tốt cho việc điều trị chứng CPMA mà vẫn đám bảo cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và chống được thiếu hụt chất dinh dưỡng cho trẻ.

Share on Facebook0Pin on Pinterest0Share on Google+0

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *