HomeChăm sóc trẻ sơ sinh

Có nên cho bé sơ sinh uống nước và khi nào trẻ cần uống nước?

Like Tweet Pin it Share Share Email

Nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ thắc mắc: Có nên cho trẻ sơ sinh uống thêm nước lọc không? Thực tế, con người ai cũng cần nước vì nước chiếm 70% cơ thể, tuy nhiên, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì KHÔNG, nếu các mẹ cho bé dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ uống thêm nước lọc, bé rất có thể bị nhiễm độc do dư thừa nước.

Các bác sỹ tại tại trung tâm nhi khoa Johns Hopkins Children ở Baltimore – Mỹ đã khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Uống quá nhiều nước làm cho trẻ sơ sinh rơi vào tình trạng nhiễm độc nước có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

“Thậm chí ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ, trẻ cũng có phản xạ khát nước. Khi chúng khát nước chúng cần được cho uống, nhưng không phải là nước mà chất lỏng chúng cần được cho uống nhiều hơn là sữa mẹ hoặc sữa công thức”, Tiến sĩ nhi khoa Jennifer Anders chia sẻ với tờ Reuters Health.

Do còn nhỏ nên chức năng thận của bé chưa thực sự trưởng thành, nếu cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bé phải tự giải phóng natri cùng với lượng nước dư thừa trong cơ thể. Mất natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não do đó những triệu chứng ban đầu của việc bị nhiễm độc nước có thể bao cáu kỉnh, quấy khóc, rơi vào trạng thái ngủ lơ mơ kèm theo những thay đổi tâm thần. Ngoài ra bé có thể mắc các triệu chứng khác như thân nhiệt thấp, phù hoặc sưng ở mặt, và co giật.

“Các triệu chứng này thường không biểu hiện rõ. Các triệu chứng thường khó nhận biết, tuy nhiên những cơn co giật thể là dấu hiệu nhận biết đầu tiên. Nếu trẻ được chăm sóc y tế kịp thời, những cơn co giật có thể sẽ không để lại hậu quả lâu dài”, bà chia sẻ thêm

“Tuyệt đối không được cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước. Các bậc cha mẹ cũng nên tránh việc pha loãng sữa công thức, hoặc không tuân theo công thức đã ghi sẵn trên hộp, hoặc cho trẻ uống đồ uống có chứa chất điện phân”.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể bổ sung một lượng nước hợp lý như khi trẻ bị táo bón, thời tiết quá nóng, nhưng các bậc cha mẹ không được tự ý làm việc này mà phải có ý kiến tư vấn của bác sĩ nhi.

Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bị táo bón thì nên “trị bệnh từ mẹ” nghĩa là mẹ nên ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả. Nếu dùng sữa công thức thì bạn có thể đổi loại sữa phù hợp hơn cho bé và không được pha đặc. Muốn “tráng miệng” cho trẻ, bạn không nên dùng quá một thìa cà phê nước. Để tránh tình trạng táo bón và trẻ không phải uống nước, bạn có thể dùng thực hiện biện pháp xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ và tắm nước ấm để kích thích nhuận tràng chứ việc cho bé uống nước không giải quyết được vấn đề táo bón của trẻ. Và nếu trẻ có các triệu chứng bị “nhiễm độc nước”, hoặc co giật thì cần đưa ngay trẻ tới trung tâm y tế để kịp thời xử lý.

Việc nuôi con bằng sữa mẹ giúp giữa mẹ và trẻ hình thành mối quan hệ gần gũi yêu thương. Trẻ khóc ít và có thể phát triển tốt hơn. Sự tiếp xúc sớm của trẻ với bà mẹ sẽ mang đến cho bà mẹ những giây phút đầu tiên hạnh phúc. Đồng thời tình cảm mẹ con gắn bó tác động rất tốt đến việc trẻ phát triển nhận thức, tinh thần tối đa.

Sữa mẹ có tất cả các chất dinh dưỡng và lượng nước với hàm lượng thích hợp nhất, giúp bé lớn lên thông minh và khỏe mạnh. Việc cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục đến 24 tháng đều được các tổ chức y tế hàng khuyến nghị.

Nếu còn lo lắng bé khát nước, bạn có thể tham khảo một số điều sau: khi cảm thấy bé đang khát, cho con bú ngay để cung cấp lượng nước kịp thời và đảm bảo vệ sinh nhất. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn vì trẻ bú mẹ càng nhiều, cơ thể mẹ càng tiết ra nhiều sữa. Như vậy bé càng nhận được nhiều nước và năng lượng hơn. Khi cho con bú sữa mẹ, chính bạn đã mang đến cho con mình liều vắc xin hiệu quả cùng với lượng nước và dưỡng chất phù hợp nhất.

có nên cho trẻ sơ sinh uống nước

Dấu hiệu bé đang bị nhiễm độc nước phổ biến:

– Mặt sưng lên.

– Nhiệt độ cơ thể dưới 36 độ C.

– Khó chịu bất thường.

– Không hoạt náo, chú ý.

– Tầm nhìn có thể bị mờ.

– Chuột rút cơ bắp, co giật, thở không đều.

– Buồn ngủ bất thường.

– Thay đổi hoạt động của não và thậm chí có thể dẫn cơn động kinh hoặc co giật. Trong trường hợp nghiêm trọng dẫn đến hôn mê.

Lượng nước khuyến cáo:

– Trẻ sơ sinh 0-6 tháng: Chỉ nên bú mẹ hoặc sữa công thức. Tuyệt đối không cho uống nước

– Trẻ từ 6-12 tháng: Nên bú mẹ và uống sữa công thức kèm với 120ml- 180ml nước ép trái cây và nước không quá 240ml/ngày.

– Trẻ đang tập đi: Có thể cho uống hỗn hợp đồ uống ít đường trong chế độ ăn của trẻ cùng với nước bao gồm trái cây tươi và rau quả có nhiều nước.

Chia sẻ kinh nghiệm: Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nên uống thêm nước lọc?

(Mẹ bé Nhím): bé Nhím nhà em được gần 2 tháng rưỡi rồi, em sinh mổ lại phải tiêm nhiều kháng sinh nên sữa không đủ cho bé uống. Bé phải uống thêm sữa ngoài, sau mỗi lần ăn xong thì em cho bé uống vài thìa nước, híc híc 10 lần thì bé uống được 2 lần, Bé cứ phun phì phì hết cả ra. Uống nước có tầm quan trọng với bé như thế nào các chị ơi. Một ngày bé uống bao nhiêu nước thì đủ ạ? Làm thế nào để biết là bé khát và muốn uống nước ạ?

(Mẹ bé Minh Vũ): Theo mình được biết thì không cần phải cho trẻ sơ sinh uống nước, sau khi bé ăn xong sữa ngoài thì bạn chỉ cần cho bé nhấp 1 chút nước để sạch mồm đỡ bị tưa thôi chứ cũng không cần thiết phải cho bé uống đâu. Đây là kinh nghiệm mình đã thu thập qua tài liệu, cả hỏi trực tiếp BS nữa. Mình có 2 con rồi và ngày bé cũng không cho các cháu uống nước chỉ uống sữa thôi, đến khoảng 5-6 tháng khi cháu bắt đầu ăn bột thì mình mới cho uống thêm nước. Theo mình thì nếu bé không thích mình cũng chẳng cần ép, còn đến khi cháu lớn rồi thì không cho uống nước cũng không được với chúng nó đâu. Chúc bạn nuôi con khoẻ nhé!

(Mẹ bé Na): Đúng là trẻ sơ sinh không cần phải uống nước, nhưng chỉ là đối với bé bú mẹ hoàn toàn thôi, vì trong sữa mẹ đã có đủ nước cho bé rồi. Còn đối với bé dùng sữa ngoài thì nhất thiết phải bổ sung thêm nước, như thế bé mới có thể tiêu hoá đựoc tốt vì sữa ngoài nhiều chất và khô hơn sữa mẹ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá của bé sau này. Thông thưòng đối với bé dưới 3 tháng thì ngày cần bổ sung thêm 30 ml nước (nước lọc hoặc nước qủa). Còn hơn 3 tháng thì từ 30-50 ml. Nếu bé lười uống thì bạn cho uống một vài thìa tráng miệng sau khi ti, hoặc cho uống nước quả ( loại ngọt) để bé dễ uống, nếu bé nhất quyết không chịu nữa thì bạn pha sữa loãng hơn một chút để bổ sung đủ nước cho bé.

Share on Facebook0Pin on Pinterest0Share on Google+0

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *