HomeChăm sóc trẻ sơ sinh

Có nên dùng thuốc kích thích ăn uống hoặc men tiêu hóa cho trẻ biếng ăn?

Like Tweet Pin it Share Share Email

“Có nên cho trẻ dùng thuốc kích thích ăn uống không” là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ trẻ đang chăm con nhỏ biếng ăn. Hiện nay, phương pháp xử trí phổ biến của các bà mẹ có con lười ăn là bổ sung men tiêu hóa cho trẻ hoặc cho trẻ sử dụng các loại thuốc kích thích ăn uống. Tuy nhiên, các bác sĩ nhi khoa đã khuyến cáo, nếu tự ý sử dụng men tiêu hóa hoặc thực phẩm chức năng cho trẻ sai phương pháp không những không chữa được chứng biếng ăn ở trẻ mà còn gây ra các hậu quả rất nguy hại.

Dùng men tiêu hóa cho trẻ phải đúng cách

Có rất nhiều bà mẹ khi thấy con lười ăn đã tự ý mua các loại men tiêu hóa cho con uống chỉ qua kinh nghiệm truyền miệng mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này đã gây nên những tác hại cho sự hấp thụ dinh dưỡng và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

thuốc kích thích trẻ ăn uống ở trẻ biếng ăn 1

Nhiều bà mẹ nhầm lẫn giữa men tiêu hóa và men vi sinh

Các sản phẩm men tiêu hóa đang xuất hiện rất phong phú trên thị trường thuốc hiện nay. Nhiều bà mẹ tin rằng sử dụng thường xuyên men tiêu hóa sẽ giúp trẻ hay ăn, chóng lớn và nhanh chóng cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Tuy nhiên, việc sử dụng men tiêu hóa không đúng chỉ định có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, trước khi sử dụng các sản phẩm men tiêu hóa các bà mẹ phải biết nguồn gốc, tác dụng và khi nào thì cần thiết dùng đến men tiêu hóa.

Thấy con có biểu hiện chán ăn kéo dài khoảng 4 ngày, quá sốt ruột, chị Thùy tự đi mua men tiêu hóa cho con uống để kích thích con ăn cho ngon miệng.

Không ngờ, sản phẩm chị mua là men vi sinh nên không những không hiệu quả mà còn khiến bé nhà chị bị loạn khuẩn đường ruột.

Chị Thùy cho biết, mấy người làm cùng bày kinh nghiệm hễ con lười ăn thì cho uống men tiêu hóa, đảm bảo sau một đợt dùng sẽ ăn uống tốt và phổng phao trông thấy. Ra hàng thuốc, mình cứ bảo cho 1 đợt men tiêu hóa rồi về cho con uống. Uống hết mấy đợt mà tình trạng lười ăn của thằng bé vẫn không được cải thiện. Sốt ruột quá mình cho đi khám thì bác sĩ bảo bị rối loạn khuẩn đường ruột do phụ thuộc quá nhiều vào men vi sinh nên vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột không tự cân bằng được.

Thực tế có rất nhiều người khi thấy con lười ăn đã tự ý mua các loại men tiêu hóa cho con uống chỉ qua kinh nghiệm truyền miệng mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này đã gây nên những tác hại cho sự hấp thụ dinh dưỡng và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.

Theo các bác sĩ dinh dưỡng thì hiện nay, một số chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa thường được mọi người gọi chung bằng một cụm từ “men tiêu hóa”, trong khi đó các bà mẹ không phân biệt được chính xác từng loại. Thực chất các chế phẩm này được chia thành hai loại là men tiêu hóa và men vi sinh. Mỗi loại đều có công dụng, đối tượng sử dụng khác nhau.

Các bác sĩ dinh dưỡng trẻ em cho biết: Men vi sinh là các chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích, khi uống vào nhằm cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn ruột và có lợi ích cho sức khỏe người dùng. Trong ruột già của một người khỏe mạnh có những loại vi khuẩn thường trú ở đây, ngoài vi khuẩn gây bệnh còn có vi khuẩn có ích. Các vi khuẩn có ích giúp tiêu hóa tốt thức ăn, tạo hệ sinh thái cân bằng trong đường ruột và bảo vệ ruột già. Việc bổ sung các men vi sinh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đường ruột là cần thiết, đặc biệt sau một đợt trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Còn men tiêu hóa là men hay còn gọi là enzym do chính các tuyến trong cơ thể tiết ra để tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Men tiêu hóa chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ nếu nghi ngờ hoặc có bằng chứng là bị thiếu men tiêu hóa. Cũng có khi việc dùng men tiêu hóa để tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Tuy nhiên, nếu lạm dụng và dùng kéo dài sẽ gây tác dụng ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men tiêu hóa nội sinh trong cơ thể.

Việc nhầm lẫn giữa hai loại trên hoặc có khi người sử dụng không biết mình đang cho con dùng loại gì, chỉ biết gọi chung là “men tiêu hóa” sẽ khiến cho tình trạng tiêu hóa không được cải thiện, thậm chí ngày càng tồi tệ hơn. Không ít trường hợp vì thấy con biếng ăn, chậm lên cân… đã tự ý mua men tiêu hóa về cho con uống nhưng lại mua nhầm sang men vi sinh khiến con bị loạn khuẩn đường ruột.

Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, hệ tiêu hóa và miễn dịch còn non nớt. Trong khi đó, trẻ lại thường hay bị ốm nên rất cần có sự hỗ trợ của men tiêu hóa và men vi sinh, nhất là khi hệ tiêu hóa bị rối loạn hoặc sau ốm, sau khi sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng cũng phải đúng cách mới mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì thế, chỉ sử dụng men tiêu hóa cho trẻ khi bác sĩ xác định trẻ thiếu men tiêu hóa hoặc muốn tăng cường thêm khả năng tiêu hóa thức ăn ở trẻ kém hấp thu, biếng ăn.

Khi nào phải dùng đến men tiêu hóa cho trẻ?

Trẻ em cần sử dụng men tiêu hóa khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hay khi bị giảm bài tiết gây thiếu men tiêu hóa trong cơ thể như trong một số trường hợp: viêm teo ruột kéo dài, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật, sau mổ cắt dạ dày.

Trong thực tế, nhiều bà mẹ thường sử dụng men tiêu hóa khi trẻ biếng ăn là sai lầm bởi vì việc sử dụng không hợp lý và lâu dài men tiêu hóa sẽ làm các tuyến tiêu hoá bị ức chế, giảm bài tiết, giảm hoạt động sẽ dẫn đến teo làm cho đứa trẻ suốt đời phải phụ thuộc vào men tiêu hoá. Vì vậy trước khi sử dụng, các bà mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại men tiêu hóa, liều lượng, cách dùng và theo dõi sau khi dùng. Thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10 ngày.

Sau đó, khi trẻ ăn tốt hơn, hệ thống tiêu hoá của cơ thể lại tự tiết ra các men tiêu hoá thì nên dừng uống. Tuy men tiêu hoá không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng không nên lạm dụng, bởi dùng kéo dài sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc, khi không có men sẽ không ăn, các tuyến tiêu hoá bị ức chế, giảm chức năng bài tiết và sẽ bị teo nhỏ.

thuốc kích thích trẻ ăn uống ở trẻ biếng ăn 2

Thuốc kích thích ăn cho trẻ – Lợi hay hại?

Biếng ăn ở trẻ là một hiện tượng thường gặp, lo lắng khi thấy con ăn ít, ngủ ít, nhiều bà mẹ tự tìm mua các loại thuốc, si rô, cốm kích thích ăn, ngủ ngon mà không cần sự tư vấn của các bác sĩ. Hậu quả là càng làm trầm trọng hơn tình trạng của bé cũng như có thể để lại di chứng như béo phì, ức chế não, khô mắt, khô miệng, táo bón…

Nghiên cứu của viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tình trạng thiếu vi chất vẫn còn phổ biến ở trẻ em Việt Nam, thể hiện ở tỷ lệ thiếu máu, thiếu vitamin A tiền lâm sàng (retinol huyết thanh thấp), thiếu kẽm… còn ở mức cao. Số trẻ em đến khám vì lý do biếng ăn cũng ở mức rất cao (tỷ lệ 45,9% – 57,7%).

Quan niệm mong con “hay ăn chóng lớn” vô hình tạo nên một áp lực lớn đối với cha mẹ, thậm chí gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ. Nhiều khi công việc bận rộn, không ít cặp vợ chồng trẻ hằn học nhau vì chuyện cho con ăn gì, ăn như thế nào để bé chịu ăn và phát triển tốt. Nhiều mẹ chồng – nàng dâu cũng xích mích nhau chỉ vì chuyện trẻ biếng ăn và chậm phát triển.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc kích thích ăn được quảng cáo rất tốt dùng cho trẻ em, giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon, hấp thu dinh dưỡng tốt, phát triển chiều cao và trí thông minh… Nghe lời giới thiệu truyền tai, qua quảng cáo trên báo đài, các bà mẹ tìm đủ mọi cách mong cho con ăn được nhiều để mau lớn, khỏe mạnh từ mua thuốc cam cho con dùng, các loại cốm ăn ngon ngủ ngon có thành phần chiết suất từ tâm sen, lạc tiên… cũng cho dùng thử. Những loại thuốc sirô hay cốm bổ sung cho trẻ ăn, ngủ ngon có thể mua dễ dàng tại các hiệu thuốc tân dược hay các shop bán đồ chuyên dụng cho trẻ em. Theo đó, vị ngọt của các sản phẩm này làm trẻ thích thú, ăn uống một cách dễ dàng và nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ khiến các bà mẹ an tâm làm việc.

Tuy nhiên, nhiều loại thuốc quảng cáo rất tốt nhưng chẳng thấy có tác dụng, mà khi dừng dùng thuốc thì bé lại quấy khóc hơn trước và người tọp hẳn đi. Nhiều bà mẹ khi mang con đến trung tâm tư vấn dinh dưỡng khám mới thực sự hoảng hốt khi các bác sĩ cho hay, các bé đến khám ngoài bị còi cọc còn bị chứng khô miệng, khô mắt và kích thích vật vã dẫn đến khó ăn, khó ngủ một phần là do lạm dụng quá nhiều các loại thuốc, sản phẩm kích thích ăn ngủ ngon.Theo các chuyên gia y tế, việc lạm dụng các loại thuốc và hormone tăng trưởng gây rối loạn chuyển hóa, cơ thể chậm phát triển, thậm chí gây các bệnh lý rất nguy hiểm cho trẻ. Các loại thuốc kích thích ăn ở trẻ thực ra thường dùng điều trị những bệnh về dị ứng và nội tiết nhưng có tác dụng phụ là làm cho thèm ăn, được khuyến cáo hạn chế sử dụng. Nếu ngưng dùng thuốc cũng đồng nghĩa ngưng cảm giác thèm ăn và dễ gây biến chứng. Do đó, trẻ lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc, không kích thích hệ tiêu hóa phát triển.Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, thực chất một số loại thuốc kích thích ăn và làm tăng trọng, tăng trưởng dùng cho trẻ rất có hại. Đây là các loại thuốc không thể tri được chứng biến ăn mà chỉ giữ nước, tạo béo giả tạo. Từ đó, gây nguy cơ táo bón, tiêu chảy, gây khô miệng, khó tiều tiện, phù nề và ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Việc biếng ăn, chậm tăng trưởng ở trẻ có nhiều nguyên nhân. Vì vậy, khi trẻ biếng ăn, thấp, còi các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để tìm ra giải pháp tốt nhất cho trẻ, không nên tự động mua thuốc biếng ăn để tiền mất, tật mang.

thuốc kích thích trẻ ăn uống ở trẻ biếng ăn 3

Hỏi bác sĩ: Có nên sử dụng thuốc kích thích ăn cho bé?

Xin chào bác sĩ, cháu nhà tôi hiện được 6 tháng rưỡi. Cháu rất lười ăn, tôi có mua thuốc kích thích ăn hiệu Fitovit cho cháu nhưng không thấy tác dụng gì mấy. Vậy, xin hỏi bác sĩ tôi phải làm sao để bé có thể ăn ngon miệng và tôi nên cho cháu uống thuốc trước hay sau bữa ăn thì tốt. Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời của bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa:

Điều đầu tiên muốn chia sẻ với chị là: Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, dù là thuốc bổ, cũng phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, vì thừa hay thiếu 1 loại dưỡng chất nào cũng đều không tốt cho sức khỏe, nhất là trẻ nhỏ. Theo tôi được biết Fitovit là một dược phẩm chứa khoảng 11 loại dược thảo xuất xứ từ Ấn độ, trong đó có 3 dược thảo có tác dụng tăng cường tiêu hóa, giúp ngon miệng, nhà sản xuất không công bố bất kỳ một loại vitamin hoặc khoáng chất nào trong sản phẩm này. Chị cần đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn loại thuốc, cũng như thời điểm uống thuốc thích hợp với từng loại thuốc (nếu bé phải dùng thuốc). Tuy nhiên, thuốc không thể thay thế dinh dưỡng hàng ngày, chăm sóc bữa ăn cho bé là quan trọng hơn cả.

Với trẻ 6 tháng, mẹ tập cho ăn bột mặn được rồi. Nguyên tắc là tập từ ít đến nhiều (bột, thịt, cá…) tăng dần dần lên, 1 chén bột cần 1 muỗng canh thịt bằm nhỏ, khoảng 30g rau lá màu xanh bằm nhuyễn (2-3 muỗng) nhằm cung cấp thêm sinh tố cho bé, 2 muỗng cà phê dầu mè. Chị có thể cho ăn bột hoặc cháo, nhưng ăn bột năng lượng sẽ cao hơn. Với trẻ biếng ăn, cần thay đổi thực đơn mỗi bữa, chú ý xem tìm hiểu khẩu vị của bé để pha chế món ăn theo ý thích của bé. Trong giai đoạn này, sữa vẫn là thực phẩm chính của bé, tốt nhất là sữa mẹ, nếu phải cho bú các sản phẩm dinh dưỡng, thì chú ý chọn loại sản phẩm dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của bé và phải được sự tư vấn từ các bác sĩ dinh dưỡng trẻ em.

Chia sẻ kinh nghiệm: Trẻ biếng ăn, dùng sản phẩm kích thích ăn uống có tốt không?

(Mẹ bé Subeo):

Các mẹ ơi, giúp em với. Bé nhà em được hơn 1 tuổi rồi rồi. Bé nhà em lười ăn khủng khiếp. Cả ngày ăn chỉ 1 thìa bột cũng chẳng sao. 2 mẹ con vật vã cả ngày chẳng hết 1 bát. Giờ hơn 1 tuổi mà có 7,3 cân thôi. Em sợ bé bị suy dinh dưỡng mất. Em chán quá các mẹ ạ. Em thấy hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm kích thích ăn uống cho trẻ. Nhưng em sợ chưa dám dùng. Không biết các sản phẩm này có thực sự tốt không? Liệu khi ngừng uống thì còn tác dụng không? Các mẹ giúp em với!

(Mẹ bé Tít):

Mẹ nó thử cho bé dùng cốm ăn ngon Hoa Thiên xem sao, bé nhà mình cứ uống cái gì liên quan đến siro là trớ, nên mình cũng tìm được loại này cho uống dễ hơn. Mình toàn trộn vào cháo cho bé thôi. Nó là một dạng cốm nên cũng dễ dùng.

Mẹ bé Bánh Gạo tư vấn:

Cốm ăn ngon Hoa Thiên này, thì mình cũng mới cho bé nhà mình dùng thôi ( được 1 chị cùng công ty mách), dùng được 1 ngày.

Kết quả ban đầu: Chưa biết, nhưng có tín hiệu rất khả quan là: Bé nhà mình cực thích. Vì ngậm vào miệng nó cứ nổ tanh tách ấy. Con mình cứ đòi ăn cho bằng được. Chẳng phải ép gì cả. Cái này hay và lạ thật ( chia sẻ với các mẹ là trước con mình lười ăn cực kì, chứ đừng nói gì tới uống thuốc!, mặc dù mình cũng áp dụng các phuơng pháp ăn tiên tiến)

Đọc thành phần thì cũng toàn là các chất bổ, chắc cũng không lo. Mình cho con đi khám bác sĩ cũng được tư vấn rằng con biếng ăn có thể là do thiếu chất. Bác sĩ có kê 1 số loại thuốc trị biếng ăn nhưng của ngoại, khá đắt tiền. Mình lại hơi dị ứng với mấy thuốc của ngoại vì nghe đâu 1 số loại trong danh mục cấm của bên đó, sang bên mình lại cho trẻ dùng.

Mẹ bé Thỏ chia sẻ:

Theo em thì tùy vào tình trạng của bé mà dùng hay không dùng các sản phẩm kích thích ăn các mẹ ạ. Như em thấy con nhóc nhà chị gái em dùng loại nào cũng không thấy cải thiện, lúc đầu cứ đổ cho chất lượng hết sản phẩm này đến sản phẩm nọ nên cứ thay đổi, lùng sùng suốt ngày, từ những loại hàng nội giá chỉ 40, 50k đến hàng ngoại nhờ người nhà mua bên Mỹ đến 500 – 600k. Cuối cùng mẹ em sốt ruột quá phải sắp xếp công việc lên chăm cháu, quan sát 2 ngày thì thấy hóa ra cháu rất sợ mỗi khi ăn vì mẹ ép kinh quá, bắt ăn hết cái nọ đến cái kia.

Cháo thì lúc nào bà chị em cũng sợ thiếu chất nên xay đủ thứ tôm, cua, thịt, các loại rau, gia vị… Đã thế mới cho ăn cháo xong lại ép ăn váng sữa rồi uống sữa… Như thế đến người lớn còn sợ chứ nói gì đến trẻ con. Thế là mẹ em yêu cầu bà chị trong 1 tuần không được động chạm gì đến bữa ăn của con nhóc nữa để mẹ em toàn quyền cho ăn. Đến bữa bà cho ngồi cùng mâm người lớn, con nhóc cứ chỉ thích ăn gì là bà cho ăn món đấy, còn cho tự xúc nữa. Thấy nó hào hứng hẳn, cười toe toét suốt. Ngoài ra mẹ em còn chọn mấy loại thức ăn mà nó thích nấu cháo – đương nhiên vẫn phải đủ chất nhưng cho vừa phải thôi. Không còn tình trạng dắt đi khắp xóm mới hết nửa bát cháo như trước nữa. Sau 1 tuần thấy con bé ngoan ngoãn hơn hẳn. Trước khi về mẹ em gọi chị em vào dặn dò, đào tạo kiến thức chăm con. Kể ra những lời bà nói cũng có lý thật, người lớn bị ép ăn còn phản đối nữa là trẻ con. Em nghĩ tùy vào từng trường hợp lười ăn mà có cách trị phù hợp các mẹ nhỉ?

Share on Facebook0Pin on Pinterest0Share on Google+0

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *