HomeDinh dưỡng cho trẻ

Chia sẻ kinh nghiệm: trẻ sơ sinh và trẻ 1-2-3 tuổi biếng ăn phải làm sao?

Like Tweet Pin it Share Share Email

“Trẻ biếng ăn phải làm sao” là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Để giải quyết vấn đề này thì trước hết các mẹ hãy cùng Dinhduongtreem.com tìm hiểu chi tiết như thế nào là biếng ăn nhé.

Biếng ăn ở trẻ chia thành 2 nhóm tuổi: 1 là biếng ăn sơ sinh, 2 là biếng ăn độ tuổi ăn dặm. Chứng biếng ăn cũng có nhiều dạng: biếng ăn do tâm lý, biếng ăn bẩm sinh, biếng ăn do bệnh…

1. Biếng ăn do tâm lý:

Trẻ biếng ăn khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa

2. Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn.
Ví dụ: Ăn xay nhuyễn, ăn lệch, pha sữa không đúng cách, ăn dặm sai thời điểm (Quá sớm hoặc quá trễ)

3. Biếng ăn do bệnh lý:
– Suy dinh dưỡng.
– Nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng (viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan…) và virus.
– Bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột.

4. Biếng ăn sinh lý: Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi…
Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường.

5. Biếng ăn do thuốc: Do dùng quá nhiều vitamin, kháng sinh hoặc “thuốc kích thích ăn’’. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, còn thuốc kích thích ăn sẽ làm cho trẻ biếng ăn thêm ngay sau khi ngừng thuốc (thuốc này chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổi).

6. Biếng ăn “của cha mẹ”: Do cha mẹ quá lo lắng về sự tăng trưởng của con. Khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi, nhiều người nghĩ rằng con biếng ăn mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt.

7. Biếng ăn bẩm sinh: Có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú.

Tìm hiểu kỹ về chứng lười ăn: Trẻ như thế nào gọi là biếng ăn?

Phần 1: Các dấu hiệu của trẻ biếng ăn gồm:

1. Mỗi bữa ăn kéo dài trên 30 phút
2. Cân nặng thấp hơn so với chuẩn
3. Quấy khóc, giả vờ nôn ói, che miệng, ngậm thức ăn… khi ăn
4. Số bữa ăn và lượng ăn ít hơn các bé cùng độ tuổi
5. Chỉ ăn 1 vài loại thức ăn.

trẻ biếng ăn phải làm sao 1

Phần 2: Các loại biếng ăn thường gặp là:

1. Trẻ quá kén chọn thức ăn
2. Trẻ hiếu động quên ăn
3. Trẻ biếng ăn do bị bệnh
4. Cảm nhận sai của cha mẹ
5. Trẻ sợ ăn
6. Trẻ suy nhược cơ thể

1. Đối với nhóm trẻ quá kén chọn thức ăn:

– Trẻ kiên quyết từ chối một số món ăn vì mùi vị, kết cấu thức ăn hoặc hình thức món ăn.
-Trẻ có thể trở nên lo lắng nếu bị ép ăn một số loại thức ăn mà trẻ bị ác cảm
– Thường xuất hiện cảm giác khổ sở như khó chịu với những tiếng ồn, cảm giác bứt rứt tay chân

Giải pháp:

-Nguyên tắc cơ bản: Kích thích trẻ thèm ăn chứ không ép buộc
-Các bậc cha mẹ cần chuẩn hóa lượng thức ăn mới mà trẻ tiêu thụ và giữ thái độ trung lập, thoải mái trong vấn đề ăn uống của trẻ
-Hỗ trợ thêm vào lượng dưỡng chất dung nạp hàng ngày bằng cách bổ sung các yếu tố vi lượng, cân nhắc sử dụng các loại sữa dành cho trẻ biếng ăn

2. Đối với nhóm trẻ hiếu động quên ăn

– Trẻ lanh lợi, năng động nhưng ít khi có biểu hiện đói hoặc quan tâm đến việc ăn uống
– Trẻ quan tâm đến việc đi chơi hoặc giao tiếp với người khác hơn là việc ăn
-Trẻ chỉ ăn một vài miếng rồi ngừng ăn, dễ sao nhãng việc ăn uống và khó giữ cho bé ngồi nguyên 1 chỗ

Giải pháp

-Giải thích rõ cho bé về tính cách của bé
-Tăng cảm giác thèm ăn bằng cách thỏa mãn ngay lập tức cơn đói của bé
-Ăn đủ bữa, không uống nước có gas
-Hạn chế thời gian ăn
-Bổ sung thêm sữa dành cho trẻ biếng ăn

3. Đối với nhóm trẻ biếng ăn do bị bệnh

– TRẻ ít cảm thấy ngon miệng và/hoặc từ chối thức ăn vì cơ thể đang bị bệnh
-Chú ý các dấu hiệu cảnh báo, đặc biệt là các triệu chứng về tiêu hóa
Gải pháp
– Điều trị dứt điểm các bệnh lý thực thể
-Bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé khỏe hơn, nhanh khỏi bệnh hơn

4. Nhóm trẻ biếng ăn do cảm nhận sai của cha mẹ

-Trẻ cảm thấy ít ngon miệng nhưng thực tế khẩu phần ăn ít và dinh dưỡng đã phù hợp với nhu cầu của cơ thể trẻ
-Trẻ trông có vẻ nhỏ bé nhưng vẫn đạt chỉ số tăng trưởng dựa trên chiều cao trung bình của cha mẹ.
-Sự lo lắng thái quá của cha mẹ dẫn đến việc sử dụng các biện pháp ép buộc trong nuôi ăn làm ảnh hưởng bất lợi đến tâm lý trẻ

Giải pháp:

-Xác định rõ mức tăng trưởng mà trẻ cần đạt được
-Áp dụng phù hợp những quy tắc thực phẩm cơ bản
-Nếu cha mẹ vẫn lo lắng về dinh dưỡng của trẻ thì nên bổ sung thêm thực phẩm cân bằng dinh dưỡng giàu năng lượng như sữa dielac pedia

5. Nhóm trẻ sợ ăn

-Trẻ có biểu hiện lo sợ về viễn cảnh được cho ăn, có thể khóc khi thấy thức ăn hoặc sữa, có thể chống lại việc cho ăn bằng cách khóc, co người, ngậm miệng
-Có thể xảy ra với trẻ từng xảy ra sự cố khi được cho ăn trước đây như bị sặc, nghẹn ….

Giải pháp

-Những trường hợp nhẹ, cho ăn khi trẻ đang thiu thiu ngủ hoặc thoải mái tinh thần, sử dụng các công cụ cho ăn thay thế ví dụ ly uống thay cho bình sữa, ăn bốc thay cho ăn bằng thìa…
– Đối với những trường hợp nghiêm trọng thì cần phải cho trẻ ăn thêm những loại thức ăn giàu năng lượng, dễ ăn dễ nuốt như sữa giành cho trẻ biếng ăn thấp còi

6. Nhóm trẻ suy nhược cơ thể

-Trẻ ít có cảm giác ngon miệng, trẻ có biểu hiện lãnh đạm, yếu ớt.
-Rất ít giao tiếp bằng lời và bằng thái độ như mỉm cười, nhìn vào mắt người đối diện

Giải pháp:

-Người chăm sóc trẻ phải nhiệt tâm và là người có kinh nghiệm để có thể có hiệu quả tốt nhất
-Phải đưa trẻ đi thăm khám bác sỹ
-Tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng thờ ơ lãnh đạm ở trẻ để có biện pháp cụ thể

Các hậu quả của biếng ăn:

1. Sụt cân
2. rối loạn tăng trưởng
3. suy dinh dưỡng
4. thiếu hụt dưỡng chất
5. suy giảm trí tuệ

Điều chỉnh cách cho bé ăn để chống biếng ăn
Nên:
1. Cho bé ăn đều, các bữa chính và bữa phụ cách nhau từ 3-4 tiếng
2. Cho bé ăn các phần nhỏ, đợi bé đòi ăn thêm
3. Giữ bé ngồi 1 chỗ cho đến cuối bữa
4. Tập cho bé thói quen tự xúc ăn

Không nên

1. Bữa ăn kéo dài quá 30 phút
2. ăn vặt giữa các bữa ăn
3. Khen chê việc bé ăn nhiều hay ít
4. cho bé xem ti vi hay chơi quá nhiều trong bữa ăn
5. Dùng thức ăn như phần thưởng hay cách biểu hiện tình thương

Chia sẻ kinh nghiệm khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh

Mẹ bé Minnie:

Con gái mình được hơn 2 tháng tuổi, lúc sanh nặng 3.7kg, bây giờ được 5.3kg, bé rất biếng bú, chẳng chịu bú mẹ lẫn bú bình. Hơn 1 tháng nay mình phải vắt sữa ra bình để cho bé bú vì sợ mất sữa, mỗi lần cho bé bú cứ như là vật lộn, bé khóc vặn vẹo cả người, ngoải mặt đi chỗ khác hoặc chỉ ngậm mà không nút gần cả nửa tiếng mới chịu nút nhưng nút chút xíu lại lè ra, mình ép lắm thì bị khóc ọc ra hết. Mình đã thử nhiều cách như để bé thiệt đói, hoặc còn đang mơ ngủ… thì cho bú nhưng đều thất bại. Bây giờ mà chỉ bú được 1 lần có 60-70ml/lần, ngày nào vui lắm thì được 6 lần. Mình nản lắm, thấy bé cừ gầy rạc, tay chân nhỏ xíu, nhiều lúc bú 2 hơn tiếng rồi mà vẫn còn ọc sữa, khám định kỳ hỏi bác sĩ bảo không sao vì vẫn thấy tăng cân nhưng đâu biết là mình thật khổ sở vì vừa phải vắt sữa vừa phải dỗ bé bú, mà hễ khóc ngất là ói ra hết.

Đây là đứa thứ 2 của mình, đứa đầu đâu có vậy, hoàn toàn bú mẹ trong 5 tháng đầu, núm vú mình hoàn toàn bình thường chẳng có vấn đề gì, chẳng hiểu sao đứa sau này lại không chịu ngậm. Phải chi không chịu bú mẹ thì bú bình cũng được, hễ mình nhìn thấy con ai nằm im bú mẹ mà mình thèm chảy nước mắt.

Không biết có bạn nào giống hoàn cảnh như mình không, không biết rồi đây mình đi làm lại sẽ ra sao? Ai có thể chịu kiên nhẫn thay mình được đây….?

trẻ biếng ăn phải làm sao 2

Mẹ bé Khoai Tây:

Chào các mẹ, con tớ là 1 ví dụ điển hình đây. Cháu sinh lúc 8 tháng đc 2.3kg, đến gần 1 tháng thì bỏ bú bình trong khi mình cực kỳ ít sữa, thế là phải cặm cụi xúc thìa cho nó. Sau đó mình được 1 bác sỹ dinh dưỡng khuyên bổ sung kẽm, gói zinc-kid, nửa gói/ngày và tình hình lười ăn cải thiện hẳn vì kẽm có mặt trong 80% enzym chuyển hóa. Đến giờ cháu 11 tháng rồi, được 9.5kg và vẫn uống bổ sung hàng ngày.

Mẹ bé Kun:

Con nhà tớ khi 2 tháng cũng vậy đấy. Trước đó bé ăn bình thường, bỗng dưng đến 2 tháng tuổi ăn ít kinh khủng, có khi 2 bữa dồn 1 mà chỉ ăn 40ml thôi. Bú mẹ thì gà gật ngủ mới chịu mút, mút rất nhẹ khoảng 5-10p đã nhả ra. Mình cho bé đi khám Nhi ngay, thì ra bé bị đầy hơi, nên không có cảm giác đói. Theo giải thích của bác sĩ thì không phải do bé bú phải không khí (như mình tưởng) mà là do bé tiêu hóa không tốt nên sinh ra đầy hơi, giống kiểu người lớn mình thỉnh thoảng bị khó tiêu í.

Bác sĩ cho bé uống men tiêu hóa, bé “xì hơi” ra nhiều và sau đó ổn hơn. NHưng từ đó đến nay (giờ bé hơn 3 tháng) bé ăn không được như trước nữa, bỏ bú bình. Còn bú mẹ thì cũng đạp ghê lắm, mãi thiu thi ngủ thì mới yên. Mình cũng chả hiểu tại sao nữa.

Các mẹ thử tham khảo trường hợp nhà mình và xem con có bị đầy hơi không nhé.

Mẹ bé Kaka:

Mình cũng gặp phải tình trạng tương tự nhưng không biết làm sao. Hy vọng các mẹ cho mình thêm những lời khuyên bổ ích. Bé nhà mình được 2 tháng rưỡi. Trog tháng thì ăn tốt lắm, cứ khóc thì đút bình vào là mút thun thút í. Đến khi tròn tháng thứ 2 thì ăn ngày 7-8 bình 100ml. Nhưng khoảng 1 tuần nay thì bé không chịu ăn bình 1 tí nào. Đút vô là khóc ré lên, nhất định ko chịu. Mình đã thử đổi núm vú, đổi sữa, cho ăn khi ngủ… nhưng tất cả đều vô hiệu. Bú nẹ thì bú tí tẹo là nhả ra. Mình quẫn trí quá. Con gầy xọp hẳn đi, lòng mình như lửa đốt vậy. Mình cũng đã kiểm tra miệng em thì ko có vấn đề gì. Buồn quá!!!

Mẹ bé Gấu:

Đồng cảm với mẹ. Mình đã từng rất stress khi mẹ thì hì hụi nấu cho con ăn nhưng đút được 2 thìa thì không chịu ăn nữa, stress lắm. Nhưng sau đấy mình thấy đút cho con bằng đũa, hay đút đồ ăn bằng tay thì con có vẻ thích ăn, đút là há miệng ăn nên thỉnh thoảng mình nấu cơm nát, xé 1 ít cá, thịt, rau đút con ăn. Tuy con ăn được ít nhưng mình cũng thấy vui lắm mẹ ah.

Bé nhà mẹ không chịu uống sữa ngoài thì mẹ để cho bé hơi đói 1 tí, bỏ 1 cử bú mẹ để bé đói thì xem có chịu bú sữa ngoài ko. Mình thấy nhìu mẹ áp dụng thành công đấy.

Ngậm ti mẹ mới ngủ thì sau này sẽ thành thói quen đấy mẹ ah, như vậy mẹ sẽ rất vất vả. Mẹ tập cho bé đừng ngậm ti mẹ nữa, cứ để mặc bé, khi nào buồn ngủ wa thì tự động nằm ra ngủ, còn gắt ngủ thì chỉ ru 1 tí thôi.

Bé nhà mình riêng khoản ngủ thì ngoan lắm. Mình recommend mẹ thuốc vitamin D – fluoretten của Đức dành cho trẻ sơ sinh đến 2 tuổi, rất tốt, bổ sung vitamin D chống còi xương và kết hợp Fluorid hỗ trợ quá trình mọc răng của bé ko bị đau, răng chắc khoẻ. Bé nhà mình cũng đang dùng đấy. Mẹ đừng stress nữa nhé, tập kiên nhẫn thôi mẹ ạ. Chúc mẹ thành công !

Biếng ăn ở trẻ từ 1 đến 3 tuổi

Mẹ bé Tintin chia sẻ

Nhóc nhà mình gần 24 tháng rồi cu cậu cũng lười ăn lắm. Mỗi lần cho ăn cả bố và mẹ đều vất vả. Giờ vợ chồng mình chơi bài mới đến bữa cho ăn mà nói hoài không ăn cho nhịn luôn. Đến khi nào đói cũng không cho ăn, phạt vì tội bỏ bữa. Làm vậy cũng thấy tội nghiệp bé nhưng sau vài lần như vậy giờ đến bữa bé tự xúc ăn ngon lành. Cũng không cần mẹ phải bón cho nữa.

Mẹ bé Zin:

Mình thấy đều do mình tạo thói quen cho con là đã lười ăn thấy con lười ăn ta tìm mọi cách (xem quảng cáo, ca nhạc hoạt hình, rồi các trò chơi) và tranh thủ những lúc như vậy để xúc cho con một thìa cháo, thìa cơm là sai và phản khoa học. Vì rằng lúc xem, lúc chơi con ăn không có cảm giác là con đang phải ăn cứ thế là nhai là nuốt thì hỏi làm sao con có cảm giác món ăn ngon để lần sau lại có nhu cầu đòi ăn.

Một sai lầm nữa là thấy con không ăn cái này thì ta lại cho ăn cái khác chính vì thế mà bụng con lúc nào cũng ngang dạ không có cảm giác đói. Các mẹ đừng bảo mình là chỉ nói vào thực tế mới khó chỉ nói lý thuyết. Nhưng đây cũng là kinh nghiệm rút ra từ 2 quý tử nhà mình. con trai đầu của mình năm nay học lớp 3 rồi nhưng chỉ được 21kg cũng là do con đầu cháu sớm cả nhà tập trung vào thấy con không ăn là bằng mọi cách cứ ăn vào bụng là thấy yên tâm rồi tính từng cái bim bim một, rồi hỏng không biết bao nhiều đồ trong gia đình để ăn xong bữa. Nhưng đến đứa thứ 2 có kinh nghiệm rồi ăn là ngồi không cho xem, không chơi đồ chơi tạo được thói quen chỉ tập trung vào ăn và uống sữa (3,5t được gần 18kg rồi) Mong rằng các bạn sẽ tham khảo kinh nghiệm của mình.

trẻ biếng ăn phải làm sao 3

Mẹ bé Ổi:

ôi chia sẻ với các mẹ nhé. Bé nhà em từng ngậm một miếng cháo 20p rồi nhả ra, không nuốt. Hic. Lười ăn mẹ stress kinh khủng. Nhưng có vẻ cũng có từng giai đoạn thôi ạ. Trộm vía con, dạo này ăn mẹ không kịp phanh. Nhưng có vẻ cách chế biến của mẹ cũng ảnh hưởng tới khẩu vị của bé các mẹ ạ! Ngày bé em thường cho cháu ăn theo thực đơn của mình bé có vẻ không thích lắm. Nhưng giờ cháu 2 tuổi, cho cháu chọn món cháu thích thì có vẻ dễ dàng hơn.

Mẹ bé Luna:

Mình cũng xin bổ xung thêm vài nguyên nhân gây chán ăn nữa :

1- Do ngay từ lúc nhỏ, bé có thể bị “nhồi” ăn quá nhiều : nhiều bố mẹ bị mê hoặc bởi hình ảnh bụ bẫm của trẻ nên có “ý thức” “nhồi” cho con ăn từ rât sớm, bây giờ không ít trẻ tăng cân rất nhiều (có thể từ 1kg 1,5 kg) trong hai, ba tháng đầu tiên, và nhiều cha mẹ rất thất vọng khi con mình tăng không quá một cân trong tháng đầu. Thực ra, cân nặng trong ba thắng đầu của trẻ chỉ cần tăng ở khoảng từ 600 – 800 gr/tháng. Theo đông y, an quá nhiều có thể dẫn đến việc suy giảm hoạt động của tỳ vị làm bé ăn uống mất ngon, tiêu hóa kém và dẫn đế chán ăn. Do vậy, tạo cho bé một thói quen ăn uống điều độ, hài hòa là cần thiết để duy trì sự ngon miệng.

2- Do thức ăn không cân đối : khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nhiều cha mẹ quan niệm cho trẻ ăn nhiều thịt cá thì mới chóng lớn và thông minh nên trong thức ăn của trẻ thường có quá nhiều thịt cá và các thức ăn động vật khác. Trên thực tế, một chế độ ăn phù hợp nhất là phải có sự hài hòa giữa chất bột – rau quả – protéine – đường …. Ăn quá nhiều thịt đòi hỏi cơ thể phải tiêu hao một năng lượng đáng kể để tiêu hóa nó nên cơ thể sản sinh nhiệt rất nhiều, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Khi cơ thể thiếu vitamine và các muối khoáng, sự tiêu hóa thức ăn sẽ kém, dẫn đến ăn không ngon miệng.

3- Do chế biến thức ăn : Xin lưu ý là các loại thức ăn có nguồn gốc đông vật đều phải được hầm nhừ thì mới tiêu hóa tốt, trong khi nhiều cha mẹ lai quan niệm là nên nấu vừa chín để giữ được độ tươi.

– Đối với trẻ nhỏ còn ít răng, ngay cả khi đã chuyển chế độ ăn cũng nên cắt nhỏ thức ăn để trợ giúp cho việc nhai.

– Rau quả nấu quá như mất hết vitamine : Quy trình nầu cháo cho trẻ nên là : Hầm thịt, cá cho nhừ – sau đó đến gạo và các loại đỗ – sau đó đến các loại củ – rau chỉ nên cho vào trước khi đem ra cho trẻ ăn. Trong trường hợp nấu một nồi ăn cho cả ngày, cũng nên tìm cách cho rau vào trước khi cho trẻ ăn.

4- Do được ăn uống, bồi bổ quá đà sau các trận ốm : thường sau một trận ốm, các bé hay ăn nhiều hơn bình thường để bù lai, nhiều cha mẹ tận dụng quá triệt để sụ thèm ăn này của con để bồi bổ cho bé, trong khi thực tế thì sau khi ốm, các cơ quan trong cơ thể bé còn yếu mệt, cần có mọt khoảng thời gian cần thiết để được vận hành trở lại, ăn uống quá nhiều ngay sau ốm dễ làm tổn thương tỳ vị. Vì vậy, ngay cả bé có rất thèm ăn, cha mẹ cũng nên khéo léo cho bé ăn trở lại một cách từ từ, tăng dần trong vài ngày đầu.

5- Do ngủ không đủ hoặc ngủ quá muộn : các loại hoocmon tăng trưởng thường sản sinh chủ yếu trong lúc trẻ ngủ, đặc biết là giấc ngủ trưa trong khoảng thời gian từ 12 h đến 15 h chiều và khoảng từ 21 h đến 23h đêm, và tăng rất cao trong giấc ngủ sâu, như vậy nếu trẻ ngủ trưa ít hoặc ngủ buổi tối quá muộn thì hoocmon tăng trưởng của trẻ sẽ ít, gây việc trẻ có thể ăn nhiều mà lại lớn chậm.

Trong trường hợp trẻ ngủ không đủ thời gian, cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ làm trẻ mệt, ăn uống kém ngon miệng, nếu kéo dài nhiều ngày sẽ có thể gây chán ăn.

Hậu quả không thể coi thường của tình trạng trẻ biếng ăn

Tình trạng suy dinh dưỡng ở Việt Nam còn ở mức cao so với nhiều nước trong khu vực. Theo số liệu thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia trong năm 2013 cho thấy: Cứ 5 trẻ dưới 5 tuổi có một em bị thiếu cân, cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi có một em bị thấp còi. Một trong những nguyên nhân xuất phát từ việc trẻ biếng ăn.

Vòng luẩn quẩn của sự biếng ăn: Khi biếng ăn bé sẽ thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng, dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Từ đó sẽ làm giảm việc hấp thu dưỡng chất, giảm sức đề kháng, dễ mắc một số bệnh và khi bệnh bé sẽ lại biếng ăn.

Khi bé mắc bệnh biếng ăn sẽ ảnh hưởng đến thể trạng, cân nặng, chiều cao do số lần ăn và số lượng ăn không đủ dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, sức đề kháng nên có số ngày bệnh nhiều hơn, nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp tăng so với bé bình thường. Bé sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, gây nguy cơ viêm nhiễm cao như viêm đường hô hấp, tiêu chảy…

Đặc biệt, hậu quả nghiêm trọng nhất ở bé biếng ăn là chậm phát triển trí thông minh, ảnh hưởng tới nhận thức cũng như làm giảm khả năng học hỏi bởi biếng ăn khiến cơ thể trẻ mất cân bằng và thiếu hụt dưỡng chất để nuôi dưỡng não bộ phát triển, cũng như cơ thể hay mệt mỏi, trí óc kém tập trung và tư duy.

Để giải quyết vấn đề biếng ăn ở trẻ thật không đơn giản, đòi hỏi sự tinh tế và sự kiên trì. Các bậc phụ huynh cần có sự quyết tâm, đồng thời tự nâng cao nhận thức, sự hiểu biết khoa học, chắt lọc thông tin khi tự tìm hiểu trên các phương tiện. Nguồn thông tin đáng tin cậy nhất là lời khuyên từ các chuyên gia về dinh dưỡng, hãy tích cực tham gia các khóa học, các buổi hội thảo hoặc các kênh thông tin do các chuyên gia dinh dưỡng trình bày.

Theo tiến sĩ Phạm Thúy Hòa (Viện trưởng viện dinh dưỡng ứng dụng; Nguyên giám đốc trung tâm đào tạo dinh dưỡng và thực phẩm – Viện dinh dưỡng quốc gia) một số sai lầm hay gặp gây nên tình trạng trẻ biếng ăn:

Cho trẻ ăn không hợp lý, bao gồm:

Số lần cho trẻ ăn thường là nhiều lần quá so với nhu cầu nên khoảng cách mỗi bữa quá gần, trẻ chưa tiêu hết.

Thời gian cho trẻ ăn mỗi lần quá dài: Trên 30 phút, thậm chí có trẻ ăn đến 60 – 120 phút, làm cho vừa hết bữa trước lại cho trẻ ăn bữa sau nên trẻ rất sợ ăn.

Chế biến không đúng kỹ thuật: Hoặc quá loãng hoặc không chín kỹ làm trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là năng lượng nên trẻ no “giả” mà vẫn đói.

Không đưa đủ dầu/mỡ vào bữa ăn làm trẻ thiếu gián tiếp các Vitamin D (dẫn tới còi xương), Vitamin A làm trẻ chậm lớn hay nhiễm trùng và nhanh đói vì thiếu năng lượng.

Để góp phần giúp trẻ đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, nên:

Cho trẻ ăn uống đúng cách: Chọn những thực phẩm cao năng lượng như tăng dầu/mỡ (mỗi miệng bát cần 3 thìa cafe dầu ăn), ăn thêm phomat, váng sữa…

Chọn sữa công thức năng lượng cao (1kcal/1ml sữa): Sữa dành cho trẻ biếng ăn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Hãy là một người mẹ thông thái trong việc lựa chọn sản phẩm cho con yêu của mình.

Share on Facebook0Pin on Pinterest0Share on Google+0

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *