Nấu cho bé những tô cháo ăn dặm thơm ngon, chén súp thơm lừng luôn là mong muốn các mẹ có con độ tuổi ăn dặm. Sau đây dinhduongtreem.com tổng hợp cách nấu 18 món cháo, súp cực ngon cho bé yêu độ tuổi 6 – 24 tháng ăn dặm, trong đó có những món rất đặc biệt như cháo rau ngót Nhật, súp trứng gà đậu phụ. Các mẹ tham khảo nhé!
Cách chế biến 6 thức ăn dặm giàu dinh dưỡng
Quýt ngọt, súp lơ, thịt, quả bơ… chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết, dễ chế biến, lại khiến bé ngon miệng. Với những bé mới bắt đầu ăn dặm, nên xay nhuyễn hoặc nghiền nhừ thực phẩm nếu cần.
1. Rau có lá màu xanh sẫm
Đầy ắp folate, chất xơ, canxi, súp lơ còn được biết tới là một thực phẩm chống ung thư hiệu quả. Đồng thời, mùi vị của súp lơ cũng phù hợp cho bé ăn dặm.
2. Chế biến món ăn dặm cho bé từ quả bơ
“Quả bơ là nguồn thực phẩm giàu chất béo không no” – chuyên gia dinh duỡng Leanne Cooper (tác giả cuốn sách What Do I Feed My Baby: A Step-by-Step Guide to Solids – tạm dịch Hướng dẫn từng giai đoạn ăn dặm cho bé) cho biết. Đây là thành phần chất béo tương tự với chất béo có trong sữa mẹ.
“Chất béo không no là một chất béo tốt cho cơ thể và các bé cần nó để phát triển não” – chuyên gia nhi khoa Ari Brown (đồng tác giả cuốn Baby 411: Clear Answers and Smart Advice for Your Baby’s First Year – tạm dịch Những lời khuyên thông minh cho bé năm đầu đời) gợi ý.
Chế biến: Thử kết hợp bơ nghiền nhuyễn với thực phẩm khác, như kem, táo. Bạn cũng có thể chuẩn bị những miếng bơ nhỏ để bé ăn bốc thay cho bánh quy.
3. Thịt
Nhiều người trong chúng ta nghĩ thịt không tốt cho bé nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, thịt là một trong 10 loại thực phẩm hữu ích cho bé. “Thịt là nguồn dồi dào kẽm và sắt” – chuyên gia Brown giải thích.
Chế biến: Hầm (ninh) thịt thật nhừ. “Thịt hầm (ninh) là ý tưởng phù hợp khi chế biến thịt cho bé vì nó dễ làm, bé lại dễ ăn và cách này được áp dụng với mọi loại thịt” – chuyên gia Matthew Amster-Burton (tác giả cuốn Hungry Monkey: A Food-Loving Father’s Quest to Raise an Adventurous Eater – tạm dịch Băn khoăn của người cha về chuyện nuôi con) cho biết.
Thịt có thể nấu cháo (bột) với hầu hết các loại rau củ, theo mùa. Nhớ là nếu ninh thịt thì nên ninh đủ lâu để thịt mềm, nhừ. Khi cho bé ăn thì cần cho ăn cả nước và cái.
4. Quýt ngọt
Chứa làm lượng cao vitamin C và chất chống oxy hóa, quýt ngọt là thực phẩm thú vị để bé bốc ăn. Các bé rất thích hương vị ngọt tự nhiên của quýt.
Chế biến: Tách những tép quýt thành những đoạn ngắn, vừa với bé khi nhai và cho bé ăn bốc.
5. Súp lơ cho bé
Đầy ắp folate, chất xơ, canxi, súp lơ còn được biết tới là một thực phẩm chống ung thư hiệu quả. Đồng thời, mùi vị của súp lơ cũng phù hợp cho bé ăn dặm.
Chế biến: Hấp chín một vài miếng súp lơ; sau đó, nghiền nhừ hoặc cắt dạng hạt lựu để bé ăn bốc. Súp lơ để nguội khiến bé dễ ăn hơn vì nó giảm được mùi hăng, nồng như lúc còn nóng. Súp lơ nguội để ngăn mát tủ lạnh còn là đồ nhấm nháp làm dịu cơn đau mọc răng của bé.
6. Quả mận
Quả mận rất nhiều chất xơ nên nước ép mận hay mận nghiền nhuyễn là những đồ ăn giúp bé giảm táo bón.
Chế biến: Mận nghiền nhuyễn có thể cho bé ăn luôn hoặc trộn với những đồ ăn khác như bột để tạo ra vị chua, ngọt tự nhiên. Nếu bé bị táo bón nặng, chuyên gia Brown khuyên bạn có thể thêm một thìa nhỏ nước ép mận vào sữa công thức hay sữa mẹ đã vắt rồi cho bé ăn.
Hướng dẫn nấu 8 món cháo ăn dặm cho bé 6 – 24 tháng tuổi
1. Cháo thị rau muống cho bé ăn dặm
Nguyên liệu
· Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
· Thịt heo nạc 30g (2 muỗng canh thịt)
· Rau muống 30g (3 muỗng canh)
· Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
· Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
· Gạo vo sạch, cho vào nồi nước, nấu nhừ thành cháo
· Thịt heo băm nhuyễn
· Rau muống xắt nhuyễn.
· Thịt heo xào với 1 muỗng cà phê dầu cho vào cháo, sau đó cho rau muống vào. Nấu cho chín thịt, rau nêm nếm cho vừa ăn. Cho cháo ra chén, thêm 2 muỗng cà phê dầu ăn trộn đều.
2. Cháo cá cà rốt cho trẻ
Nguyên liệu:
· Gạo 30g (3 muỗng canh vun)
· Cá nạc 30g (2 muỗng canh)
· Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
· Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
· Nước mắm, hành…
Cách làm:
. Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo.
· Cá luộc chín, vớt ra, ướp nước mắm hành tiêu
· Cà rốt cắt hạt lựu thật nhỏ
· Cà rốt cho vào cháo nấu mềm
· Cho cá vào nêm nhạt. Trút ra chén, cho 2 muỗng cà phê dầu ăn.
3. Cháo lươn cà rốt cho bé
Nguyên liệu:
· Gạo 30g (3 muỗng canh đầy)
· Thịt lươn 30g (2 muỗng canh)
· Cà rốt 30g (3 muỗng canh)
· Dầu 10g (2 muỗng cà phê)
· Nước mắm, hành…
· Nước 300ml (gần 1 lon sữa bò)
Cách làm:
· Gạo vo sạch, cho vào xoong thêm nước, nấu nhừ thành cháo
· Lươn làm sạch, thả vào cháo luộc chín, vớt ra.
· Cà rốt cắt hạt lựu nhỏ
· Lươn đã chín, gỡ lấy nạc, ướp chút nước mắm, xào với hành phi 1 muỗng cà phê dầu.
· Cà rốt cho vào cháo nấu mềm.
· Cho lươn vào cháo nêm vừa ăn. Trút ra chén, có thể nêm hành răm nếu trẻ thích.
4. Cháo cua nấm rơm bổ dưỡng cho bé ăn dặm
Nguyên liệu
– Bột gạo cao cấp Néstlé: 4 muỗng canh
– Nấm rơm cắt nhuyễn: 1 muỗng canh
– Cua luộc gỡ thịt băm nhuyễn: 1 muỗng canh
– Dầu ăn(Dầu tinh luyện): 1 muỗng canh
– Nước: 1 chén
Cách làm:
. Phi hành trắng đã băm nhuyễn với dầu ăn cho thơm cho nấm rơm vào xào chín, cho cua vào đảo đều
. Cho nước vào đun sôi, bắc xuống và chờ cho nguội bớt
. Trộn bột vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức
5. Cháo óc heo – Đậu Hà Lan
Nguyên liệu:
– Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).
– Óc heo: 30g (1-2 cái óc gà hoặc 1/4 cái óc heo – 2 muỗng canh).
– Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy).
– Dầu ăn: 2,5g (1/2 muỗng cà phê).
– Nước: 250ml (1 chén đầy).
– Nước mắm hoặc muối iod.
Cách làm:
– Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút với 1 chén đầy nước và với đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ.
– Óc heo bỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Nên nêm nhạt. Có thể cho chút hành ngò nếu trẻ thích.
– Đổ cháo ra chén cho 1/2 muỗng dầu ăn.
6. Cháo cật heo – Cải trắng cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
– Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).
– Cật heo: 30g (1/3 cái cật heo).
– Cải trắng (cải bắc thảo): 30g (3 muỗng canh).
– Dầu ăn: 10g (2 muỗng cà phê).
– Nước: 250ml (1 chén đầy)
– Nước mắm hoặc muối iod.
Cách làm:
– Gạo lựa sạch, vo sơ, ngâm 30 phút, đâm bể, nấu sôi 15 phút.
– Cật heo xắt mỏng, nhỏ.
– Cải bắc thảo xắt nhuyễn
– Cho cật heo và cải vào cháo đã chín, cho sôi lại 2-3 phút. Cho thêm hành ngò nếu bé thích.
– Đổ cháo ra chén, cho thêm 2 muỗng dầu ăn.
7. Cháo cua, đậu đỏ, rau ngót
Nguyên liệu:
Gạo: 20g (2 muỗng canh đầy).
Rau ngót (băm nhuyễn): 3 thìa cafe.
Đậu đỏ (hấp chín, tán nhuyễn): 2-3 thìa cafe.
Thịt cua (băm nhuyễn): 3-4 thìa cafe.
Dầu ăn: 2 thìa cafe
Cách làm:
Đun sôi nước, cho thịt cua và rau ngót vào nấu chín. Tiếp đến, bạn cho đậu đỏ, bột gạo vào khuấy đều. Sau đó, bạn đun hỗn hợp trên cho sôi lại, bắc ra bếp, nêm dầu ăn vào. Bạn nên chờ cháo nguội bớt mới nên cho bé thưởng thức.
8. Cháo cá lóc cho bé ăn dặm
Cháo cá lóc là món khá dễ làm và không mất nhiều thời gian, hãy bổ sung ngay vào thực đơn cho bé yêu nhà bạn nhé!
Nguyên liệu
300g cá lóc
25g gạo tẻ
25g gạo nếp
Gia vị
Cách làm
Cá lóc làm sạch, cạo bỏ vảy, đem luộc chín, gỡ lấy thịt ướp mắm muối, gia vị.
Xương cá giã nhỏ lọc lấy 300 ml nước.
Cho gạo tẻ, gạo nếp vào nước xương cá ninh nhừ, khi cháo chín thì cho thịt cá vào quấy đều, khi cháo sôi trở lại là được.
Cho trẻ ăn khi cháo nóng ấm, ngày dùng hai lần vào lúc đói.
Hướng dẫn cách nấu cháo rau ngót Nhật cho bé ăn dặm
Cháo rau ngót Nhật là món giàu dinh dưỡng, rất mát cho bé, nhiều DHA, canxi,đạm, và sắt. Món này thường rất hợp cho các bé đang bị táo bón và đầy hơi. Rau ngót Nhật mềm hơn rau ngót ta, lại có vị ngọt nên khá dễ ăn chắc chắn sẽ làm bé hài lòng. Em xin mách chị em công thức làm Cháo tôm đậu xanh rau ngót Nhật của mình:
Nguyên liệu:
– 8 thìa gạo.
– 1 thìa đỗ xanh ( Dưới 1 tuổi thì đỗ xanh tách vỏ, trên 1 tuổi là đỗ xanh nguyên hạt)
– 3 con tôm
– 50g rau ngót Nhật
– 1 tép hành khô
– 1 miếng bơ lạt, phô mai
– Dầu oliu, chút nước mắm
Cách làm:
Bước 1: Trộn gạo và đỗ xanh vào nhau, vo sạch và cho vào nồi nấu thành cháo.
Bước 2: Tôm bóc vỏ, lọc dây đen dọc lưng. Sau đó băm tôm thật nhỏ nhuyễn, Cho 1 chút bơ lạt,1 chút xíu nước mắm vào tôm và trộn đều
Bước 3: Rau ngót Nhật rửa sạch, thái sợi chỉ và cắt nhỏ
Bước 4: Hành khô băm nhỏ, cho 1 thìa cafe dầu vào nồi và phi hành khô thật thơm. Sau đó cho hỗn hợp tôm vào xào qua ( xào cho thịt tôm chuyển sang màu hồng là tắt bếp. Khoảng 30 giây)
Bước 5: Khi cháo chín, cho thịt tôm đã xào qua vào quyện đều với cháo và nấu chín. Thời gian nấu 2 phút. Sau đó cho tiếp rau ngót Nhật vào và nấu sôi, tắt bếp. Nêm thêm chút nước mắm và dầu Oliu đợi bớt nóng cho ra bát để bé thưởng thức.
Khi đó phô mai dầm nhỏ trong bát, và cho cháo vào và quấy đều cho phô mai quyện đều vào cháo.Sản phẩm sẽ là bát cháo bắt mắt với màu hồng của tôm, màu xanh của rau và đỗ xanh. Mùi thơm của bơ và phô mai, sẽ không còn mùi tanh của tôm nữa. Nhưng khi thưởng thức vẫn thấy vị ngọt bùi của tôm, vị mát thanh của rau ngót Nhật.
Hướng dẫn nấu 8 món súp ngon bổ từ rau củ thịt cho bé ăn dặm
Ngoài các loại thịt, cá, tôm ra các mẹ nhớ phải bổ sung thêm cả rau củ vào thực đơn ăn dặm cho bé yêu nữa nhé.
Sau đây là một vài món súp từ rau củ vừa ngon, vừa bổ lại dễ chế biến cho bé yêu đổi vị, mời các mẹ cùng tham khảo
1. Súp bí ngô, bông cải xanh cho bé độ tuổi ăn dặm
Nguyên liệu:
– Bí ngô: 2 chén
– Bông cải xanh: 1 – 2 bông
– Dầu ôliu: 1 thìa canh
– Nước: 1/3 chén
Cách làm:
– Trộn bí đỏ với dầu ôliu và nướng ở nhiệt độ 425 độ C, cho đến khi bí chín mềm.
– Bông cải xanh cho vào nồi hấp cách thuỷ cho chín.
– Cho cả hai vào máy xay, thêm nước và xay thật nhuyễn.
2. Súp khoai lang bổ dưỡng cho trẻ
Nguyên liệu:
– Khoai lang to: 2 củ
– Hành tây: 1 củ
– Nước dùng gà: 4 chén
– Gia vị, dầu ăn hoặc bơ
Cách làm:
– Hành tây xắt miếng mỏng theo chiều dọc của củ hành. Khoai lang chọn loại ngọt và bở, gọt vỏ thái miếng nhỏ.
– Đun chảy bơ hoặc đun nóng dầu ăn trong một nồi to, cho hành tây vào xào với chút muối cho tới khi hành mềm, chuyển màu vàng nâu rồi cho khoai vào xào cùng. Nêm chút gia vị cho ngấm.
– Cho nước dùng gà vào nồi khoai, đun với lửa to cho đến khi sôi thì hạ bớt lửa xuống mức thấp để nồi soup sôi lăn tăn khoảng 30 – 40 phút cho đến khi khoai chín mềm thì tắt bếp.
– Cho khoai vào máy xay sinh tố hoặc dùng máy xay cầm tay, xay nhuyễn. Nêm nếm lại lần cuối và thêm muối tiêu nếu cần.
3. Súp cà rốt, mật ong cho bé
Nguyên liệu:
– Cà rốt: 150g
– Mật ong: 1 thìa cà phê
– Dầu nành: 15ml
– Gừng băm nhỏ
Cách làm:
– Cà rốt gọt vỏ, băm nhuyễn.
– Cho cà rốt, mật ong, dầu nành, gừng và nước sạch vừa đủ vào nồi, khuấy đều, đậy nắp lại, đun với lửa nhỏ khoảng 25-30 phút cho đến khi cà rốt mềm.
– Lưu ý khi nấu các mẹ nhớ khuấy đều nhé.
4. Súp củ cải, nấm hương, đậu Hà Lan
Nguyên liệu:
– Củ cải trắng: 250g
– Nấm hương: 15g
– Đậu Hà Lan (hạt): 25g
– Giá đậu, nước dùng. Muối lượng ít.
Cách làm:
– Củ cải gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi, cho vào nồi nước sôi, luộc gần chín vớt ra, cho vào bát tô.
– Nấm hương ngâm nước, rửa sạch, thái sợi.
– Đậu Hà Lan hạt, rửa sạch, cho vào nồi nước, luộc chín mềm, vớt ra.
– Cho giá đậu, muối vào nồi nước dùng, đun sôi, vớt bọt.
– Cho nấm vào luộc sơ, vớt ra, cho vào bát tô.
– Củ cải trắng tiếp tục đun sôi phần nước còn lại trong nồi, cho đậu Hà Lan vào rồi bắc xuống.
– Cho tất cả vào tô củ cải, nấm là được.
5. Súp cà rốt, dừa bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé
Nguyên liệu:
– 3 củ cà rốt
– 1 quả cam
– 100ml nước cốt dừa
– Gia vị: muối và tiêu
Cách làm:
– Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ, nạo nhỏ.
– Cam ép lấy nước.
– Cho nước cam, cà rốt nạo nhỏ, cốt dừa vào nồi, thêm chút nước ấm sao cho ngập nguyên liệu rồi đun sôi.
– Thêm gia vị vừa ăn rồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút. Dùng đũa trộn đều tất cả nguyên liệu. Khi súp thật mịn và quyện thì tắt bếp.
– Món này nên dùng nóng. Người lớn cũng có thể ăn kèm với bánh mỳ. Vì thế, các mẹ hãy nấu thêm khẩu phần cho cả gia đình để cùng thưởng thức với bé yêu nhé.
6. Súp khoai, củ cải, cà rốt, củ đậu
Nguyên liệu:
– Khoai lang, củ cải, cà rốt, củ đậu mỗi thứ một ít.
– Dầu nành, nước tương, hạt nêm, tiêu xay lượng vừa đủ.
Cách làm:
– Lấy tất cả các loại củ trên đem gọt vỏ, rửa sạch, thái khúc cho vào nồi, thêm nước vào nấu nhừ, đánh nhuyễn thành bột nhão.
– Đặt nồi lên bếp, cho dầu vào.
– Dầu nóng cho tiêu vào, sau đó cho nước tương, hạt nêm vào, rồi cho bột khoai lang, củ cải, cà rốt, củ đậu vào, đảo nhanh tay, nêm vừa là được.
7. Súp bắp cải tím cho bé
Thời tiết mát mẻ phù hợp để cho bé nhâm nhi món ăn này. Đảm bảo bé sẽ ngoan ngoãn và ăn ngon lành hết suất ăn đấy!
Nguyên liệu: 1 củ hành tây; bắp cải tím thái nhỏ; 1 muỗng canh bơ; 1/2 chén sữa; 2 tép tỏi; một ít đường; một xíu muối và tiêu
Cách chế biến
– Gọt vỏ và thái nhỏ hành tây. Đun nóng bơ trong nồi áp suất và xào tỏi đã băm nhỏ. Sau đó, thêm hành tây cắt nhỏ vào xào tiếp (đừng để cháy hành). Cho bắp cải vào xào thêm vài phút, rồi đổ nước vừa ngập rau và đậy nắp vung nấu nhừ.
– Để súp nguội. Để riêng 1 muỗng canh bắp cải vừa nấu chín. Xay phần súp còn lại và lọc lấy nước. Hòa với sữa và chút nước (nếu cần). Thêm muỗng canh bắp cải để lại vừa nãy, nêm chút muối, hạt tiêu và đung sôi trở lại.
– Rắc một ít pho mát lên trên và cho bé ăn.
8. Súp trứng gà, đậu phụ cực tốt cho bé ăn dặm
Trứng gà, đậu phụ không chỉ giàu canxi mà còn rất mềm và dễ ăn. Đặc biệt, dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi rất tốt. Các mẹ chỉ cần 5 – 10 phút là có thể chế biến xong món này!
Nguyên liệu: 1 lòng đỏ trứng gà; 30 g đậu phụ tươi; 1 bát con nước gà luộc
Cách chế biến:
– Lòng đỏ trứng gà đánh đều. Đậu phụ nghiền nát.
– Nước luộc gà hòa cùng chút bột gạo để tạo đổ sánh, rồi đun sôi. Sau đó, cho đậu phụ vào nấu chín, cuối cùng mới cho trứng gà vào từ từ quấy đều tay như nấu canh trứng.
– Khi cháo sôi trở lại thì bắt ra khỏi bếp, để hơi nguội rồi cho bé ăn.