HomeChăm sóc trẻ sơ sinh

Chiều cao – cân nặng của trẻ 0 – 12 tháng theo chuẩn Nhật Bản mới nhất

Like Tweet Pin it Share Share Email

Nhiều bà mẹ đang tìm kiếm 1 bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh tới 1 tuổi đáng tin cậy để lấy làm bảng đối chiếu cho con mình. Chuẩn của Việt Nam không có luận cứ khoa học, chuẩn của WHO khả năng chính xác không cao do trẻ phương Tây thường cao và mập mạp hơn trẻ Việt Nam. Vậy dinhduongtreem.com mời các mẹ tham khảo bảng tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao chuẩn cho trẻ em Nhật Bản, do các chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em Nhật Bản lập và công bố mới nhất nhé

Cùng là dân Châu Á, số liệu của Nhật sẽ gần với số liệu Việt Nam. Do đó bảng phát triển dưới đây có giá trị tham khảo cao.

Bảng số liệu dưới đây hay ở chỗ là có tối đa và tối thiếu, để các bố các mẹ đỡ lo lắng “Tại sao con mình không đạt chuẩn”, rồi nhồi nhét nọ kia con mà khổ cả nhà ra.

Chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ mới sinh

Chiều cao:
Bé trai : 44,9 ~ 52.0cm
Bé gái : 45,0 ~ 52.0cm

Cân nặng:
Bé trai : 2,23 ~ 3.79kg
Bé gái : 2,25 ~ 3.73kg

Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé 1 – 2 tháng tuổi

Chiều cao:
Bé trai : 51,6 ~ 60.0cm
Bé gái : 51,2 ~ 58.4cm

Cân nặng
Bé trai : 3,82 ~ 6.09kg
Bé gái : 3,69 ~ 5.63kg

Bé 2-3 tháng tuổi

Chiều cao:
Bé trai : 55.0~63.8cm
Bé gái : 54.5~62.3cm

Cân nặng:
Bé trai : 4,63 ~ 7.4kg
Bé gái : 4.44~6.81kg

Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé 3 – 4 tháng tuổi

Chiều cao:
Bé trai : 57,8 ~ 67.0cm
Bé gái : 57,1 ~ 65.7cm

Cân nặng:
Bé trai : 5,31 ~ 8.36kg
Bé gái : 5,05 ~ 7.68kg

Bé 4-5 tháng tuổi

Chiều cao:
Bé trai : 60,6 ~ 69.5cm
Bé gái : 59,1 ~ 68.2cm

Cân nặng:
Bé trai : 5.85~9.04kg
Bé gái : 5,53 ~ 8.29kg

Bé 5-6 tháng tuổi

Chiều cao:
Bé trai : 62,6 ~ 71.4cm
Bé gái : 61,0 ~ 69.9cm

Cân nặng:
Bé trai : 5.85~9.04kg
Bé gái : 5,9 ~ 8.8kg

Chiều cao, cân nặng chuẩn của bé 6-7 tháng tuổi

Chiều cao:
Bé trai : 64,0 ~ 73.0cm
Bé gái : 62,6 ~ 71.2cm

Cân nặng:
Bé trai : 6,66 ~ 9.97kg
Bé gái : 6,23 ~ 9.23kg

Bé 7-8 tháng tuổi

Chiều cao:
Bé trai : 65,1 ~ 74.3cm
Bé gái : 63,9 ~ 72.4cm

Cân nặng:
Bé trai : 6,91 ~ 10.26kg
Bé gái : 6,44 ~ 9.53kg

Bé 8-9 tháng tuổi

Chiều cao:
Bé trai : 66,2 ~ 75.5cm
Bé gái : 65,2 ~ 73.5cm

Cân nặng:
Bé trai : 7,15 ~ 10.49kg
Bé gái : 6,62 ~ 9.78kg

Bé 9-10 tháng tuổi

Chiều cao:
Bé trai : 67,3 ~ 76.6cm
Bé gái : 66,3 ~ 74.6cm

Cân nặng:
Bé trai : 7,36 ~ 10.73kg
Bé gái : 6,78 ~ 10.0kg

Bé 10-11 tháng tuổi

Chiều cao:
Bé trai : 67,3 ~ 76.6cm
Bé gái : 66,3 ~ 74.6cm

Cân nặng:
Bé trai : 7,36 ~ 10.73kg
Bé gái : 6,78 ~ 10.0kg

Giai đoạn này các chỉ số giống y hệt giai đoạn 9 -10 tháng ở trên.
Do khoảng thời gian từ 9 -11 tháng là khoảng ngừng. Các bé nếu phát triển tối ưu vào tầm 9 tháng thì sẽ “tạm nghỉ” để có bước phát triển cuối cùng lúc 11 -12 tháng. Và sau đó là chuẩn bị cho giai đoạn ngoài 1 tuổi.

Vì thế nếu giai đoạn này các bé đột nhiên chững lại không lên cân, thì các bố các mẹ cũng đừng nên lo lắng quá nhé!

Bé 11-12 tháng tuổi

Chiều cao:
Bé trai : 69,5 ~ 78.9cm
Bé gái : 68,5 ~ 77.0cm

Cân nặng:
Bé trai :7,73 ~ 11.18kg
Bé gái : 7,14 ~ 10.45kg

chiều cao cân nặng của trẻ theo từng tháng tuổi

Theo dõi sức khỏe của trẻ thông qua số liệu cân nặng, chiều cao chuẩn cho trẻ theo từng thán

Bình thường, trẻ mới đẻ đủ tháng nặng trung bình 2,9-3 kg; dưới 2,5 kg là thấp cân (do đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai). Nếu được nuôi dưỡng đúng cách và đầy đủ, trẻ suy dinh dưỡng bào thai sẽ phát triển nhanh, sau 2-3 tháng có thể đạt mức cân nặng như những trẻ khác. Ngược lại, nếu tiếp tục bị suy dinh dưỡng, trẻ sẽ trở nên còi cọc, trí tuệ kém phát triển.

Trẻ đủ tháng tăng cân rất nhanh trong năm đầu: nửa năm đầu tăng trung bình mỗi tháng 600 gam; nửa năm cuối mỗi tháng tăng 400-500 gam. So với lúc mới đẻ, trẻ 5-6 tháng tuổi nặng gấp 2 lần; trẻ 12 tháng tuổi nặng gấp 3 lần. Từ năm thứ hai trở đi, trẻ tăng cân chậm hơn, trung bình mỗi năm tăng thêm 1,5 kg.

Để đánh giá sự phát triển của trẻ, hằng tháng, vào một ngày nhất định, các bạn nhớ cân trẻ. Mỗi lần cân, nên lấy bút chấm lên biểu đồ một điểm (tương ứng với số tháng tuổi và số cân của trẻ trong tháng đó); nối dần các điểm này lại, các bạn sẽ được đường biểu diễn cân nặng của trẻ (hay con đường sức khỏe). Ở đây, chiều hướng của đường biểu diễn cân nặng là quan trọng nhất.

Đường biểu diễn đi lên, tức trẻ tăng cân đều đặn, chứng tỏ trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường;

Đường biểu diễn này nằm ngang là trẻ không lên cân, dấu hiệu báo động về sức khỏe và sự nuôi dưỡng chưa tốt. Nếu hai tháng liền trẻ không lên cân thì có thể trẻ không được ăn đủ, bị thiếu chất (do bú mẹ không đủ no, được ăn ít chất béo, thức ăn nghèo dinh dưỡng). Cũng có thể trẻ được ăn tốt nhưng đùa nghịch quá mức, năng lượng bị tiêu tốn nhiều nên gầy… Cần tìm nguyên nhân để điều chỉnh kịp thời, nếu không trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Sau khi điều chỉnh chế độ ăn, nếu trẻ vẫn không lên cân thì có thể là do mắc một bệnh nào đó, cần đi khám bệnh ngay để điều trị.

Khi đường biểu diễn đi xuống là có sự nguy hiểm, cần điều trị kịp thời, nếu không trẻ sẽ ốm và có nhiều nguy cơ tử vong. Cùng với việc khẩn trương điều trị nếu trẻ có bệnh, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt (như ưu tiên trẻ được ăn nhiều hơn, nhiều thịt, cá, rau, quả… hơn, cho ăn thêm bữa; vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân phải nghiêm ngặt hơn).

Ở tuổi dậy thì, trẻ lên cân nhanh hơn, trung bình mỗi năm tăng 3-4 kg. Khi thấy ngừng tăng cân là dấu hiệu nguy cơ, cần tìm nguyên nhân để điều chỉnh ngay.

Bí quyết bảo đảm cân nặng lý tưởng cho bé

Cân bằng dinh dưỡng bằng một thực đơn đa dạng cho bé

Từ 6 tháng, bé bắt đầu ăn dặm, bạn phải tập cho bé quen dần với thức ăn đặc, làm quen với thức ăn giống của người lớn. Ở tuổi mẫu giáo, bé cần có một chế độ ăn đa dạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể. Chế độ ăn đa dạng là một chế độ ăn trong đó mỗi bữa ăn có đầy đủ các nhóm thực phẩm quan trọng. Chẳng hạn như các bữa ăn hàng ngày cùng với các bữa phụ sẽ đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của cơ thể trong từng giai đoạn, mà không phải áp dụng thêm chế độ ăn đặc biệt nào. Vì vậy, nếu bé nhà bạn ăn 3 bữa 1 ngày và có từ 3 – 4 bữa phụ, với các thực phẩm như hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc, các thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, cơm, mì, thịt cá, trứng, các loại hạt, đậu đỗ, sữa, sữa chua, phô mai và các chế phẩm khác thì bạn có thể an tâm rằng ngay cả khi bé bỏ một bữa hay thậm chí là bỏ ăn cả ngày thì dinh dưỡng trong cả tuần hay cả tháng vẫn đáp ứng được nhu cầu cửa cơ thể bé.

Khuyến khích bé vận động

Bạn cũng cần tạo điều kiện cho bé chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày. Sẽ chẳng có bé nào đến bữa lại không đói, đến giấc lại không ngủ nếu bé được vận động đầy đủ. Ăn được ngủ được chắc chắn sẽ lên cân đều đặn.

Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Hãy tạo cho bé một thói quen tốt như đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, có ngủ trưa vì chính giấc ngủ sẽ giúp cho trẻ nghỉ ngơi lấy lại sức sau khi đã chơi, đùa nghịch cả ngày. Giấc ngủ sẽ đảm bảo cho bé của bạn được khỏe mạnh và cân nặng cũng sẽ được cải thiện hơn.

Làm thế nào để phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng?

Biện pháp đơn giản nhất là cân cho trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi diễn biến cân nặng của trẻ. Nếu trẻ tăng cân đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường. Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt, cần cho bé đi bác sĩ khám.

Share on Facebook0Pin on Pinterest0Share on Google+0

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *