HomeChăm sóc trẻ sơ sinh

Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng – Cách xử trí và hạ sốt cho bé

Like Tweet Pin it Share Share Email

Sau khi tiêm phòng trẻ thường có những biểu hiện gì. Theo các bác sĩ nhi khoa, sau khi tiêm phòng đa số các trẻ sẽ khó chịu và biếng ăn trong vòng 2,3 ngày, triệu chứng nặng nhất là sốt, nếu bé bị sốt sau tiêm chủng, các mẹ chăm sóc bé tại nhà trong vòng 1,2 ngày, sốt dài hơn thì cần cho bé đi bệnh viện ngay.

Để có thể chăm sóc bé 1 cách tốt nhất sau tiêm phòng, mời các bạn tham khảo kiến thức về sốt sau tiêm phòng nhé.

Tiêm phòng là một trong những điều cần thiết giúp trẻ phát triển và bảo vệ trẻ em khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, cha mẹ cần cho trẻ đi tiêm chủng đúng thời điểm và biết cách xử lý tại nhà những biến chứng sau khi tiêm chủng.

trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 1

Biểu hiện của bé bị sốt sau khi tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt: sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà. Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt: thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.

Bố mẹ nên làm gì nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng

Bé bị sốt sau khi tiêm phòng, điều tốt nhất mà bố mẹ cần làm lúc này là cặp nhiệt độ cho bé để theo dõi thân nhiệt. Các mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng, thoái mái, chườm mát cho trẻ bằng khăn ẩm nhưng không chườm đá hay nước lạnh (nhiều bà mẹ vẫn sử dụng cách này là không nên).

Đa số các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ sốt.

Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

Dinh dưỡng cho bé: Cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, ăn lỏng và dễ tiêu.

Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín. Không để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là khi tắm và khi trẻ ngủ vào ban đêm.

Nếu bé bị sốt sau khi tiêm phòng với nhiệt độ cao trên 38,5 độ C, cha mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, đặc biệt với trẻ dưới ba tháng tuổi, các bậc cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt. Nếu có sự chỉ dẫn của bác sỹ, bố mẹ mới cho bé dùng thuốc.

Các bác sĩ nhi khoa Mỹ và châu Âu khuyên bạn không nên sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 2 tuổi vì nguy cơ gây ra hội chứng Reye. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì thuốc này được cho phép và thường là sự lựa chọn đầu tiên khi bé bị sốt.

Trong một vài trường hợp, bạn đã áp dụng nhiều cách nhưng thân nhiệt của bé không hề giảm hoặc bé có vài biểu hiện sau: khóc dai dẳng hơn ba tiếng đồng hồ, có những biểu hiện của co giật, thân nhiệt không giảm, bạn nên gọi ngay cho bác sỹ hoặc đưa bé đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bé được chăm sóc khẩn cấp.

trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 2

Sau khi tiêm phòng, không nên tắm ngay cho trẻ

Tắm cho trẻ hàng ngày để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, nhưng có một số trường hợp tuyệt đối không nên cho trẻ tắm ngay, nếu không sẽ tổn hại đến sức khỏe. Sau khi tiêm phòng đứng hàng đầu trong số những trường hợp không nên này.

Sau khi tiêm phòng

Khi trẻ còn nhỏ phải tiêm phòng định kỳ, sau khi tiêm xong, chỗ tiêm sẽ có một cái lỗ nhỏ, nếu cái lỗ tiêm đó tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Khi xuất hiện phản ứng sưng tấy rất khó phân biệt do nguyên nhân gì gây ra.

Ngoài ra, sau khi tiêm phòng 4-6 tiếng, trẻ sẽ có thể khóc, bực bội khó chịu, bất an, có thể bị sốt v.v… Có lúc nhiệt độ nước tắm không thích hợp hoặc trẻ bị lạnh nên gây ra phản ứng không tốt. Vì vậy để tránh gây ra hậu quả xấu cho trẻ, không nên tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm phòng.

trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 3

Chia sẻ kinh nghiệm khi cho con đi tiêm phòng để không bị sốt

Mẹ bé Jun:

Chào các mẹ, Em mong các mẹ chia sẻ mấy kinh nghiệm hay khi cho con đi tiêm phòng, vì em thấy việc tiêm phòng cho con là không thể tránh được, tiêm đến tận lúc lớn rùi vẫn tiêm. Em thấy nhiều mẹ than rằng con đi tiêm về bị sốt thường bỏ ăn, quấy khóc rồi sút cân, nên mong mẹ nào có cao kiến gì trong vấn đề chăm sóc con lúc tiêm phòng thì share để các mẹ khác học hỏi nhé!

Bản thân em có 1 kinh nghiệm khá hay được bà ngoại truyền cho, áp dụng với Jun từ lúc sinh đến giờ hơn 4 tháng rồi, tiêm mấy mũi rồi mà trộm vía con không bị sốt tẹo nào, đó là vào trước hôm đi tiêm thì các mẹ nhớ mua rau tía tô về, rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn, nói chung ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho con to, ti càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm xong cũng cần cho con ti nhiều để tránh mất nước. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp con không bị sốt tẹo nào.

Con đối với những bé không ti mẹ thì giã tía tô sống rồi hoà loãng 1 chút và cho bé uống cũng tốt.

Mẹ bé Bin:

Cu Bin nhà mình thì áp dụng kinh nghiệm đơn giản trườm nước mát vào chỗ tiêm ngay khi tiêm xong rất hiệu quả. Bé được làm mát ngay khi tiêm nên ngăn chặn sưng tấy chỗ mũi tiêm, tránh bị sốt rất hiệu quả.

Mẹ bé Ti chia sẻ

Bé nhà mình tiêm về chỉ hơi sốt thôi không quấy mẹ đâu. mình làm thế này nè: lúc con tiêm xong mình lấy bông chứa cồn mà các cô y tá để nơi mũi tiêm ý , mình day day chỗ tiêm đến khi khô thì thôi. vê đến nhà minh dùng bình sữa con uống đổ nước nóng vừa vào. dùng khăn màn cuốn ở ngoài bình rồi chườm cho bé. Các mẹ chú ý kiểm tra độ nóng khẻo nóng quá. làm thế này bé sẽ không bị sưng chỗ tiêm và cũng không đau đâu!

Mẹ bé Sóc:

Mình mới biết một cách như thế này. Sau khi tiêm cho con thì lấy lòng trắng trứng gà (gà ta nhé, gà công nghiệp vừa tanh mà không mát) bôi lên chỗ tiêm, cứ để khô không lau đi, thỉnh thoảng bôi lại. Tháng trước bé nhà mình tiêm mũi 5 trong 1 về thấy tấy đỏ và khóc, mình được bà hàng xóm mách như thế, mình bôi thấy hiệu nghiệm lắm.

Làm gì sau khi trẻ tiêm phòng bị sốt?

Mẹ Hoàng Mai:

Sốt: sau khi tiêm trẻ có thể bị sốt nhẹ, đây là phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc tiêm ngừa và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày. Một số trẻ có thể bị sốt cao từ 390C trở lên khi đó các cháu mới cần đến việc dùng thuốc hạ sốt. Do đó chúng ta hoàn toàn không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt dự phòng ngay sau khi trẻ vừa được tiêm ngừa vì làm như vậy là hoàn toàn không có lợi và đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau…vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chổ tiêm để làm giảm đau cho trẻ.

Mẹ Thu Thủy:

Tiêm chủng: Em bé có thể có chút khó chịu sau tiêm chủng nhưng sốt là không nên có, mẹ cần quan sát bé thật kỹ và cho bé tiêm chủng khi bé thật khoẻ. Nếu hôm tiêm mà bé không khoẻ thì cần báo với BS và mũi tiêm đó có thể dời. Nếu bé khoẻ mạnh thì mũi tiêm chủng không bao giờ là nguyên nhân làm bé sốt. Có bé có nhiệt độ phản ứng của cơ thể tăng lên 1 chút vài giờ sau tiêm rồi hết.

Sau khi tiêm mẹ không được tắm bé trong 2 ngày. Có 1 cách dân gian giúp bé dễ chịu sau tiêm chủng là dùng lá bắp cải hơ ấm và đắp lên vị trí tiêm, giúp con dễ chịu. Bé của mẹ cháu không bị sốt sau tiêm chủng và chưa dùng đến món bắp cải này. Trước khi tiêm chủng mũi đầu tiên bé được khám sức khoẻ đầy đủ, đo chỉ số máu, lúc đó bé không đủ hàm lượng sắt nên việc tiêm chủng được dời lại sau 2 tuần. Sau 2 tuần thử lại tốt mới tiêm mũi đầu và từ đó các mũi tiêm luôn ổn với bé.

Ở các quốc gia khác nhau có những mũi tiêm chủng cho trẻ nhỏ khác nhau. Tuy nhiên thời gian tiêm với 1 đứa trẻ là hoàn toàn giống nhau và các bé được kiểm soát rất chặt chẽ các mũi tiêm phòng. Các mẹ cần cất giữ sổ theo dõi của con cẩn thận. Giữ tất cả chuẩn đoán bệnh, thuốc con đã dùng cho đến lớn. Những tài liệu này rất quan trọng với việc theo dõi sức khoẻ của con sau này, nó thật sự là tài sản của con. Ở các nước tiên tiến sổ này được cất tại bệnh viện, BS dễ dàng tra cứu lịch sử bệnh, thuốc người bệnh đã dùng và có phát đồ điều trị nhanh chóng, hiệu quả.

Mẹ bé Bống:

Đọc 1 loạt kinh nghiệm các mẹ chia sẻ thì em rút lại là:

1. Trước khi tiêm, mẹ ăn lá tía tô rồi cho bé ăn sữa mẹ, chất kháng sinh trong lá tía tô sẽ giúp tránh việc trẻ bị sốt. Bé nào dùng sữa ngoài thì mẹ có thể giã lá tía tô hòa với nước ấm rồi cho bé uống.

2. Sau khi tiêm lấy bông mà các cô để ở chỗ tiêm day day cho đến khi khô, sau đó chườm lạnh – bằng cách mang theo sẵn khăn lạnh cất trong túi giữ lạnh (túi bảo quản sữa)

3. Có lẽ đã có bệnh viện khuyến cáo “Không bôi bất kì thứ gì lên vết tiêm của trẻ” cũng có nguyên do của nó, nên tốt nhất là mình không nên bôi linh tinh – không phải linh tinh ở đây ám chỉ các mẹ truyền kinh nghiệm không hiệu quả, mà là có thể khoai tây bây giờ không đảm bảo, vẫn còn thuốc sâu, khoai tây Tàu chả biết thế nào, hoặc lòng trắng trứng thì cũng vô trùng đấy nhưng đến khi ra môi trường bên ngoài thì cũng hết vô trùng mất rồi, lại lấy bôi lên cho trẻ thì kể cũng sợ phải không các mẹ?

4. Còn thuốc hạ sốt thì chỉ khi trẻ sốt mới nên dùng, vì nó là hạ sốt mà, chứ không phải là phòng sốt. Bản chất sốt theo em hiểu là do vết sưng thôi, vậy mình cứ làm đúng những cách cho vết tiêm không bị sưng là được rồi.

Trộm vía mong các con tiêm về khỏe mạnh không sốt quấy khóc.

Share on Facebook0Pin on Pinterest0Share on Google+0

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *