HomePhương pháp ăn dặm

Ăn dặm kiểu Pháp toàn tập – Tài liệu tổng quan và chia sẻ kinh nghiệm

Like Tweet Pin it Share Share Email

Pháp là một đất nước Châu Âu văn minh tiến bộ, và trẻ con Pháp nổi tiếng là khỏe mạnh, phát triển toàn diện và độc lập từ sớm do đó phương pháp ăn dặm và dạy con kiểu Pháp đang được các mẹ Việt Nam săn lùng và áp dụng. Trong bài viết này sẽ hướng dẫn thật tỉ mỉ phương pháp ăn dặm kiểu Pháp do các bà mẹ Việt đang ở Pháp chia sẻ.

Ăn dặm kiểu pháp bắt đầu từ khi bé được 6 tháng với các nguyên tắc chung sau đây:

*Sữa là thức ăn quan trọng nhất trong năm đầu tiên của bé.

*Tránh cho bé ăn muối. Có thể cho ăn đủ các loại glucides như: ngũ cốc, tinh bột nhưng không cho ăn hoặc cho thật ít đường.

*Khi bắt đầu giới thiệu đồ ăn cho bé, không nên thay đổi hàng ngày. Cho bé ăn vài ngày cùng 1 loại đồ ăn để quen vị sau đó mới giới thiệu loại mới.

*Khi mới bắt đầu bé chỉ có thể ăn 1 vài thìa. Lượng thức ăn tăng lên dần theo nhu cầu của bé.

*Phải nhớ cho bé uống Vitamin D (1200-2000 UI/ngày) và Flour (1/4mg/ngày)

Tập cho bé ăn ngũ cốc

Các loại ngũ côc và bột cho trẻ em KHÔNG CHỨA GLUTEN dành cho bé dưới 1 tuổi có thể bắt đầu cho ăn khi bé tròn 4 tháng.

Cho bé ăn ngũ cốc 1 lần/ngày, cho vào bình sữa cuối cùng trước khi bé đi ngủ để có thêm năng lượng dự trữ, bé sẽ không phải dậy để ăn đêm nữa, mẹ cũng được ngủ cả đêm.

Ban đầu cho 2 thìa cà phê bột ngũ cốc ăn liền (lấy dao để gạt ngang lượng bột dư trên thìa, không lấy thìa đầy có ngọn) vào bình sữa cuối. Lượng này có thể tăng lên theo quy tắc : 1 thìa cà phê gạt/ngày/tháng tuổi của bé nhưng KHÔNG QUÁ 9 THÌA.

ăn dặm kiểu Pháp toàn tập 1

Tập cho bé ăn rau củ

Không cần phải vội vàng bắt bé ăn rau. Tốt nhất là đợi đến khi bé được 5 hay 6 tháng.

Có thể cho rau nghiền vào sữa hoặc cho bé ăn bằng thìa tùy theo bé thích kiểu nào hơn.

Ngày đầu tiên: cho bé ăn từ 1-3 thìa cà phê rau. Sau đó tăng dần lên. Đến tuần thứ 3 hoặc thứ 4: cho bé ăn nguyên 1 hộp/hũ (khoảng 100-130g)

Rau củ phải hấp chín hoặc nấu chín mềm, nghiền mịn. Lúc đầu cho bé ăn từng loại rau, củ riêng để cho bé phân biệt mùi vị và xem bé có bị dị ứng với loại nào không. Sau 6 tháng có thể trộn các loại rau với nhau cho bé ăn.

Có thể cho bé ăn rau làm sẵn trong hộp đồ ăn cho bé, rau đông lạnh hoặc làm rau tươi.

Đồ ăn sẵn đóng hộp cho bé:

Đồ ăn hộp có chất lượng tốt, đa dạng, nhiều kích cỡ để dễ sử dụng. Nó đảm bảo có các Vitamin và không có nitrat. Tuy nhiên nếu cho ăn thường xuyên, bé sẽ có nguy cơ từ chối các loại rau tươi.

Có thể bảo quản được 24h trong tủ lạnh sau khi mở hộp lần đầu (đóng nắp chặt lại).

Loại hộp cho bé trước 6 tháng: đồ ăn được xay nhuyễn mịn

Loại hộp cho bé sau 6 tháng: Đồ ăn thô hơn, có thể có miếng/vụn nhỏ lẫn bên trong.

Rau tươi:

Khái niệm “tươi” được nói đến ở đây dựa trên lượng Vitamin C. Rau quả mới hái có lượng Vitamin C cao nhất. Vitamin C mất dần đi trong quá trình bảo quản.

Các loại rau có thể cho bé ăn: đậu Pháp (haricot vert) (giống đậu đũa nhưng ngắn khoảng 10-15cm), cà chua (bỏ vỏ, bỏ hạt), rau mùi tây (persil), xà lách, nấm, cà tím, củ cải tím, endives, atisô, cà rốt, súp lơ, súp lơ xanh, bí ngòi (bỏ vỏ và hạt), boa rô (chỉ lấy phần trắng), bí ngô. Hạt đậu Hà Lan cho ăn hạn chế, xay thật mịn.

Không cho ăn cải Bruxelle (đắng lắm) và các loại rau sấy khô.

Tránh cho ăn rau bó xôi và boa rô khi bé mới bắt đầu tập ăn vì 2 loại này rất nhuận tràng, trừ trường hợp bé bị táo bón.

Không cho bé ăn khoai tây khi bé chưa tròn 5 tháng (trừ trường hợp dùng thật ít để làm đặc súp).

Tránh cho bé ăn cà rốt và rau bó xôi tươi trước khi bé tròn 6 tháng vì có lượng nitrat cao. Nên cho ăn đồ hộp.

Rau đông lạnh:

Rau đông lạnh rất tốt cho mùa đông vì phương pháp này giữ được rất nhiều Vitamin C.

Tập cho bé ăn hoa quả

15 ngày sau khi bé tập ăn rau, có thể cho bé ăn quả.

Quả hấp chín, nấu chín, nấu bằng lò vi sóng, nghiền mịn, không cho thêm đường.

Sau 6 tháng có thể cho bé ăn 1 ngày quả nấu chín, 1 ngày quả tươi.

Lúc đầu cho bé ăn các loại quả ít chua như: táo, lê, chuối hoặc trộn lẫn táo với lê, táo với chuối. Cho ăn quả vào bữa chiều (giữa bữa trưa và bữa tối).

Cho bé ăn hoa quả theo mùa.

Các loại cam, quýt, bưởi và Kiwi rất giàu Vitamin C nhưng kiwi rất dễ gây dị ứng.

Lê, táo, dâu tây, mơ,… chứa ít Vitamin C hơn. Chuối gây táo bón.

(Cái này cũng có nhiều mẹ hỏi, tớ đã nghiên cứu và theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày cha mẹ nên cho con ăn 1 quả chuối. Do trong chuối có chứa nhiều mangan và kali rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu bé ăn quá nhiều chuối có thể gây ra tình trạng tăng kali máu. Khi ấy, bé có thể gặp các triệu chứng bao gồm yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều.

Đặc biệt, hàng ngày bé nhà bạn đã ăn rất nhiều các loại thực phẩm bổ sung vitamin khác mà còn ăn nhiều chuối sẽ khiến dư thừa hàm lượng vitamin và khoáng chất quá cao. Điều này có thể gây khó khăn rất lớn cho quá trình tiêu hóa. Kết quả khiến bé bị đầy hơi và đau dạ dày.)

Tập cho bé ăn các sản phẩm từ sữa và phô mai tươi

Nên dùng các sản phẩm từ sữa dành riêng cho bé, ít protein, giàu sắt, giàu các acid béo thiết yếu và Vitamin. Các sản phẩm này chỉ dùng bổ sung thêm chứ không thể thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bắt đầu từ khi bé tròn 5 tháng có thể cho ăn các sản phẩm này.

Sữa chua: từ ½-1 hũ/ngày

Petit suisse 30-35% chất béo, fromage blanc: 1 hũ/ngày khi bắt đầu cho ăn (dạng phô mai tươi dùng để ăn như sữa chua nhưng đặc hơn và béo hơn).

Cách quy đổi:

150ml sữa = 1 sữa chua

= 60g fromage blanc

= 30g phô mai

= 4 petit suisse 30g (30% chất béo)

Tập cho bé ăn thịt, cá, gan và gia cầm

Thịt là thiết yếu trong năm đầu tiên của bé. Tuân thủ các quy tắc như khi tập ăn rau củ.

Từ 6 tháng có thể cho bé ăn thịt (cẩn thận hơn thì bắt đầu cho ăn thịt 1,5 tháng sau khi tập ăn rau. Emilie 6,5 tháng bác sĩ mới bắt đầu cho ăn thịt)

Lượng ăn: Từ 6 tháng: 5g-15g/ngày (5g = 1 thìa cà phê thịt xay)

Sau 8 tháng: 10g-30g/ngày

Thịt và gia cầm:

Thịt trắng và thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng như nhau.

Tránh cho bé ăn các loại thịt nhiều mỡ như: thịt heo, thịt cừu.

Có thể cho ăn: thịt bê, thịt cừu non, thịt bò, thịt ngựa, jambon trắng không béo.

Đối với thịt gia cầm (như gà, gà Nhật, gà tây,…) thì chỉ cho ăn phần thịt lườn (thịt trắng), và thịt thỏ.

Thường ở đây bắt đầu tập cho bé ăn thịt thì cho ăn thịt trắng trước như thịt gia cầm, thịt bê; khi quen rồi mới cho ăn thịt đỏ.

Chế biến: Thịt phải chín kĩ (luộc hoặc nướng không có dầu mỡ), băm nhỏ và xay mịn. Bé chưa ăn được thô thì phải lọc qua rây vì thịt xay xong vẫn còn sót nhiều mẩu thịt vụn, bé dễ hóc.

Cách quy đổi:

10g thịt = 2 thìa cà phê thịt tươi xay

1 thìa cà phê trong hũ thịt bán sẵn cho bé

Đối với jambon: 1 thìa súp = 10-15g

Gan:

Các loại: gan bê, gan cừu, gan gia cầm, gan heo đều có thể cho bé ăn.

Chế biến: luộc nhanh, băm nhỏ hoặc nướng không có dầu mỡ.

Cá:

Cá cũng có giá trị dinh dưỡng như thịt.

Cho bé ăn các loại cá ít béo như: merlan, cá thờn bơn (limande), cá hét(colin/lieu), morou, cá tráp (daurade), cá bơn lá mít (sole), cá hồi sông, cá moruy chấm đen (cabillaud),… (chịu, không dịch được em merlan, morou là em cá gì :P)

Các loại cá béo như: cá ngừ, cá hồi, sardines, hareng,… không được cho ăn trước 2 tuổi.

Mọi người cho ăn cá khá muộn, tầm 7-8 tháng mới bắt đầu cho bé tập ăn.

Chế biến: nấu nhanh. Có thể nấu chung với rau

Quy đổi: 50g cá = 50g thịt

TRONG 1 TUẦN có thể cho bé ăn:

2 lần thịt gia cầm – 1 lần gan – 1 lần cá – 1 lần jambon – 2 lần thịt

Trước 8 tuổi chỉ cho bé ăn 1 BỮA CÓ THỊT (hoặc CÁ/GAN/JAMBON)/ngày

Lượng cho ăn:

6 tháng: 3 thìa cà phê (15g)

Từ tháng thứ 8: 4 thìa cà phê

1 tuổi: 4-6 thìa cà phê

Trứng (cả lòng trắng và lòng đỏ) không cho bé ăn trước 1 tuổi vì có thể bị dị ứng.

Tập cho bé ăn chất béo

Có thể cho 1 hạt bơ nhỏ vào rau hoặc cháo/súp (khoảng ½-1 thìa cà phê) sau 6 tháng.

ăn dặm kiểu Pháp toàn tập 2

Chia sẻ kinh nghiệm từ các mẹ áp dụng ăn dặm kiểu Pháp cho con

Mẹ bé An An: Bé nhà mình giờ cũng lớn rồi nhưng chia sẻ tí kinh nghiệm với các mẹ ở Pháp. Sau khi bé tròn 6 tháng bác sĩ mới cho bé ăn dặm, 3 tuần đầu tiên bé chỉ ăn 60gr rau củ trong các bữa trưa, sau đó uống khoảng 250ml sữa như bình thường hoặc ít hơn 1 chút. Đến tháng thứ 8 (bé nhà mình tháng thứ 9) bắt đầu ăn ngày 2 bữa, bữa trưa ăn cháo, súp, bột + 10gr thịt/cá, tối chỉ ăn chay + uống sữa, mỗi bữa ăn khoảng 120gr, sau bữa ăn thì ăn khoảng 50gr – 100gr sữa chua tráng miệng. Đến 1 tuổi được ăn 150gr súp/cháo/bột + 15gr thịt/cá, bữa tối vẫn ăn chay. Đến 15 tháng tuối được ăn khoảng 30gr thịt, cá/ngày, đến 2 tuổi được ăn như bố mẹ. Kiểu ăn này hơi khắt khe nhưng mình cảm thấy cực kì tốt cho sức khỏe của bé.

Mẹ bé Su chia sẻ:

Bí quyết của ăn dặm kiểu Pháp là tập cho ăn dặm rất rất chậm. 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho ăn, thật chậm, không thay cữ bú hoặc cữ sữa bằng cữ ăn dặm ngay. Ngược lại, cho ăn thô sớm, 10 đến 12 tháng đã ăn được hầu như mọi thứ.

Bé Su nhà mình được 8 tháng, mình theo cách tập ăn dặm tại đây, thấy rất ổn. Sách hướng dẫn cách ăn dặm chỉ có 6 trang, cẩm nang miễn phí của Hội trẻ em Pháp mà mẹ nào cũng có chỉ có 4 trang hướng dẫn, vậy mà “đầu xuôi, đuôi lọt”.

Tập theo, bé nào cũng ăn ngon lành, đến 15 tháng đã biết ăn một mình. Việc ăn uống của trẻ không phải là một thử thách lớn, là cuộc giằng co của hai mẹ con.

Do tập cho bé ăn dặm rất chậm nhờ vậy, hệ tiêu hóa bé có thời gian thích nghi tốt. Ngược lại, cho ăn thô sớm, 10 đến 12 tháng đã ăn được hầu như mọi thứ. Việc cho ăn thô đúng thời kỳ giúp bé giữ phản xạ nhai, tập nhai và khám phá được nhiều khẩu vị. Và mỗi ngày 5 bữa cách nhau 4 tiếng – sáng, trưa, xế, chiều, tối, không phải cách 2 tiếng như mình đã đọc hướng dẫn ở đâu đó dành cho trẻ tại nhà. Không phải ăn dặm đã ăn ngay thật nhiều, và sau đó là cứ bột và bột. Nhìn thấy trẻ tại đây lớn lên khỏe mạnh, không quá béo, không còi cọc là biết được mức độ khoa học của cách nuôi.

Một điều nữa là không bao giờ ép trẻ, trẻ không thích thì dừng, việc ép sẽ khiến trẻ dễ sợ và ngán. Ngay cả người lớn, no rồi hoặc không thích món gì, cho ăn cũng không nuốt nổi.

Share on Facebook0Pin on Pinterest0Share on Google+0

Comments (0)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *