Ngao (nghêu) rất giàu chất riboflavin và giàu kali, cực kỳ tốt cho hệ miễn dịch của trẻ em, giúp cho trẻ khỏe mạnh chống lại bệnh tật. Đặc biệt nước và thịt ngao còn ngọt ngon nên trẻ rất thích ăn. Sau đây sẽ hướng dẫn các mẹ cách nấu 2 món ngon từ ngao cho trẻ biếng ăn: đó là Cháo ngao nấu bầu và cháo ngao đậu xanh
Cách nấu món cháo ngao (nghêu) nấu bầu cho trẻ biếng ăn
Cuối tuần đi chợ cô hàng rau khoe có bầu quê, em quyết định mua về nấu cháo cho Kem.
Cuối tuần đi chợ lại thấy cô hàng rau ới vào vì hôm nay có bầu quê ngon quá, em quyết định mua về để nấu cháo cho Kem. Tạt qua hàng hải sản,em tiện mua thêm cho Kem vài con ngao tươi để con đổi món sau một tuần chỉ toàn heo với gà. Bầu mềm, có tính mát, giúp bé giải nhiệt rất tốt. Món cháo yến mạch có bầu, lại cho thêm vài con ngao mập mạp cùng nước ngao rất ngọt. Lần nào em nấu Kem cũng chén sạch cả bát to.
Cuối tuần này, chị em thử đổi món cho bé nhà mình xem sao nhé!
Nguyên liệu nấu món cháo ngao nấu bầu:
– 3 muỗng canh Yến mạch
– Ngao ( khoảng 6-10 con nhỏ)
– Bầu cắt 1 khúc khoảng 2cm
– Vài cọng hành ngò, đầu hành để riêng.
Cách làm:
Bước 1:
Yến mạch ngâm nước cho mềm rồi chắt nước đổ đi.
Bước 2:
Bầu gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch, cắt nhỏ bằng độ thô con ăn.
Bước 3:
Ngao mua về ngâm nước khoảng hai-ba tiếng cho nhả sạch cát.
Rửa sạch vỏ ngao rồi cho vào hấp với vài lát gừng đến khi ngaohá hết miệng. Món cháo ngao có tính hàn do đó, mẹ nên hấp thêm gừng để giảm bớt một phần tính hàn của ngao.
Gạn nước luộc ngao để riêng sang một bên cho lắng cặn. Tách bỏ vỏ ngao, nặn bỏ phần đen ở ruột rồi bằm nhuyễn.
Bước 4:
Bắc nồi, cho ít dầu ăn vào, phi đầu hành cho thơm rồi trút ngao vào đảo đều. Mẹ cũng có thể nêm 1,2 giọt nước mắm để cháo thơm và dậy mùi. Không hề mặn với bé đâu nhé.
Bước 5:
Gạn nước luộc ngao không còn cặn vào nồi, đun sôi, cho yến mạch và bầu vào, đun sôi già trở lại thì cho hành thái nhỏ vào là được.
Hoàn thành
Cháo ngao nấu bầu với yến mạch ngọt thơm vị ngao, thanh mát với những sợi bầu bé rất thích ăn.
Mẹ cũng có thể thay yến mạch bằng gạo tẻ thông thường cũng rất ngon miệng.
Cách nấu món cháo ngao (nghêu) đậu xanh cho trẻ ngon như ở tiệm
Bát cháo đậu xanh nóng hổi, bên trên thêm vài thìa thịt nạc xay trộn lẫn với thịt ngao, trộn đều lên ăn thật đậm đà; từng hạt đậu lẫn vào cháo, tan lẫn trong miệng, bùi bùi rất ngon.
Nguyên liệu nấu món cháo nghêu đậu xanh:
6 con ngao lớn, nếu dùng nghêu nhỏ bạn gấp đôi hoặc gấp ba lần
1 bát gạo nhỏ
¼ bát đậu xanh đã lấy vỏ
300gr thịt nạc xay
Hành lá rửa sạch, thái nhỏ, tỏi, hành hương, muối, tiêu và hạt nêm
1 lóng gừng nhỏ, cạo vỏ, thái sợi
2 nhánh tỏi, giã dập
Ngò (rau mùi) rửa sạch, thái nhỏ.
Cách làm:
Ngao mua về rửa ở dưới vòi nước máy, dùng bàn chải chà sạch đất cát bám xung quanh thân nghêu rồi ngâm ngao trong nước lạnh có pha thêm 1 thìa cà phê muối khoảng 2 – 3 giờ cho ngao ra hết cát, sau đó rửa lại cho sạch.
Cho ngao vào nồi, thêm gừng đã thái sợi, đổ nước lạnh ngập mặt ngao, đun sôi, thỉnh thoảng hớt bọt.
Khi ngao từ từ há miệng thì bạn tắt bếp, không nên đun lâu sẽ làm thịt ngao dai, không ngon.
Tách lấy thịt ngao ra khỏi vỏ, rửa lại rồi dùng dao thái nhỏ.
Lọc lại nước luộc ngao cho sạch cát.
Thịt nạc xay đổ ra bát, trộn với ít hạt tiêu, nửa thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê nước mắm, nửa thìa cà phê hạt nêm; ướp trong khoảng 1 tiếng.
Gạo vo sạch, để lên rổ cho ráo nước.
Đậu xanh đãi sạch, ngâm trong nước lạnh từ 3 – 5 tiếng cho mềm.
Làm nóng 2 thìa cà phê dầu ăn trong chảo, phi thơm tỏi.
Đổ gạo vào xào khoảng 5 – 8 phút cho săn hạt gạo, để riêng.
Tiếp tục làm nóng 2 thìa cà phê dầu ăn trong chảo, phi thơm hành hương rồi đổ thịt xay vào xào chín, dùng đũa đảo đều, đun lửa nhỏ để thịt chín và thấm gia vị. Vì thịt nạc và nghêu để riêng, nên bạn cần phải nêm gia vị cho phần thịt hơi mặn một chút.
Nêm nếm lại rồi đổ thịt nghêu vào, xào nhanh tay trên lửa lớn.
Thêm vào chút hạt tiêu, hành lá đã thái nhỏ rồi tắt bếp.
Cho thịt nạc xào nghêu ra bát, để riêng.
Đổ đậu xanh đã ngâm mềm và gạo vào nồi nước luộc nghêu, đun sôi trên lửa nhỏ, thỉnh thoảng dùng thìa gỗ lớn đảo đều để gạo không dính đáy nồi.
Nồi cháo nghêu sau khi gạo nát, bạn ăn thử hạt đậu xanh thấy mềm thì nêm vào một thìa cà phê muối, dùng thìa gỗ lớn khuấy đều. Cần nhẹ tay để hạt đậu xanh không bị nát. Món cháo này nếu nấu khéo thì hạt đậu xanh còn nguyên mới đẹp và ăn lại ngon.
Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, vì thịt nạc xay đã mặn nên nồi cháo bạn chỉ cần nêm vừa ăn.
Tắt bếp, thêm hành ngò, hành lá đã thái nhỏ vào nồi cháo.
Lúc ăn múc cháo ra bát, thêm ít thịt nạc xay và thịt nghêu lên bề mặt bát cháo, dùng nóng.
Múc một bát cháo nóng hổi, bên trên thêm vài thìa thịt nạc xay trộn lẫn với thịt nghêu, trộn đều lên. Khi ăn hạt đậu lẫn vào cháo, tan lẫn trong miệng, bùi bùi rất ngon.
Trên đây, andamchobe.com đã hướng dẫn chi tiết cho các mẹ cách nấu 2 món cháo ngao (nghêu) nấu bầu và cháo ngao đậu xanh theo công thức siêu chuẩn từ những mẹ có kinh nghiệm nấu nướng hướng dẫn. Các mẹ hãy học và làm theo để nấu những món cháo thật bổ sung cho trẻ biếng ăn ăn liền tù tì nhé. Chúc các mẹ thành công.
Dinh dưỡng của ngao (nghêu) đối với trẻ em nói riêng và người lớn nói chung
Nghêu giúp tăng cường hệ miễn dịch
Khi bạn thiếu protein mà lại tránh không muốn ăn thịt nhiều, thì thực phẩm tốt nhất để thay thế đó chính là nghêu. Cứ 100 gram nghêu là đáp ứng được khoảng 50% lượng protein bạn cần mỗi ngày. Protein có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch hoạt động bình thường, từ đó giúp cơ thể chống lại những bệnh lây nhiễm. Lý do các chuyên gia thường khuyên vận động viên hay những người vận động nhiều nên tăng cường ăn nghêu, hến vì chúng có chứa nhiều protein để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Giúp điều tiết nồng độ đường trong máu
Nghêu là thực phẩm giàu nguồn mangan, một loại khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nồng độ đường trong máu. Từ đó mà ngăn chặn bệnh tiểu đường. Mangan cũng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của xương. Đây là thành phần thiết yếu giúp tăng cường đậm đặc khoáng chất của xương tủy, đặc biệt là ở những phụ nữ hậu mãn kinh. Các nghiên cứu cho thấy, hầu hết phụ nữ hậu mãn kinh đều thiếu mangan, do vậy mà cần tăng cường ăn những thực phẩm như nghêu.
Giúp răng lợi khỏe mạnh
Trái cây có chứa nguồn vitamin C nhiều nhất nhưng loại động vật thân mềm, trong đó có nghêu, cũng chứa vitamin C không kém là bao. Vitamin C là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương, đồng thời giúp duy trì răng lợi khỏe mạnh.
Nghêu tốt cho tuyến giáp
Sở dĩ ăn nghêu tốt cho tuyến giáp là bởi vì nó có chứa rất nhiều chất đồng, một loại khoáng chất có liên quan đến sự trao đổi chất ở tuyến giáp, đặc biệt là trong quá trình sản xuất và hấp thụ hooc môn.
Giàu chất riboflavin
Trong nghêu rất giàu chất riboflavin-đây là dinh dưỡng có khả năng duy trì và bảo tồn chức năng hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này giúp chống lại các tác động xấu mà có khả năng gây căng thẳng cho cơ thể. Mặt khác, riboflavin giúp ngăn chặn các triệu chứng khó chịu trên da như mụn trứng cá, chàm bội nhiễm. Ngoài ra, chất này còn đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe mắt và làm giảm bớt các bệnh lý về mắt, đặc biệt là đối với bệnh tăng nhãn áp.
Giàu kali
Kali là loại dinh dưỡng giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường, đặc biệt là của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa và tiết niệu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, kali giúp làm giảm huyết áp, tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa, hô hấp, giảm bệnh hen phế quản…Trong nghêu có chứa rất nhiều chất kali. Các nhà khoa học khuyên, khi bạn muốn tìm kiếm thực phẩm giúp chống lại huyết áp thì tốt nhất là ăn nghêu.
Tốt cho người ăn kiêng và bệnh tim
Trong 100 nghêu nấu thì có chứa khoảng 126 calo và 2 gram chất béo. Điều tốt hơn nữa là nghêu giàu axit béo omega-3-một loại chất tốt cho tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy rằng, cơ thể nhận được từ 250-500 miligram omega-3 mỗi ngày thì sẽ tốt cho sức khỏe của tim. Nếu bạn cảm thấy chán ngấy với dầu cá mỗi tuần thì hãy cho nghêu vào thực đơn của bạn để thay đổi khẩu vị cũng như tác dụng chống bệnh. Còn một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ cho biết, ăn nghêu mỗi tuần 2 lần sẽ giúp kiểm soát cân nặng và sức khỏe nói chung.